Từ ngày 01/08/2020, Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam đã chính thức ban hành bộ 200 câu hỏi thi bằng lái A1 mới trên toàn quốc. Với bộ câu hỏi mới cùng hình thức thi có nhiều sự thay đổi đã gây không ít khó khăn cho các học viên. Vì vậy, hôm nay Banglaixegiare sẽ chia sẻ cách học bằng lái xe máy bằng mẹo để giúp học viên tiết kiệm thời gian và công sức ôn tập.
Mục lục
1. Cấu trúc đề thi lý thuyết bằng xe máy hạng A1
Trước khi tìm hiểu cách học lý thuyết lái xe A1, thí sinh cần biết cấu trúc đề thi lý thuyết – thi bằng lái xe máy A1 sẽ bao gồm 25 câu hỏi. Mỗi câu hỏi sẽ có duy nhất một câu trả lời đúng cho học viên lựa chọn, khác hẳn với bộ đề thi luật cũ có thể là 2 đáp án. Thời gian làm bài trong 19 phút. Cần đạt ít nhất 21/25 câu trả lời đúng.
Cụ thể các câu hỏi có trong phần thi lý thuyết xe máy hạng A1 gồm:
- 15 câu về luật giao thông đường bộ
- 5 câu sa hình
- 5 câu về biển báo giao thông
Đặc biệt, trong đề thi sẽ có từ 1 – 2 câu hỏi điểm liệt. Nếu làm sai các câu hỏi điểm liệt bạn chính thức thi rớt ở bài thi lý thuyết sát hạch GPLX A1 dù các câu khác có làm đúng. Xem thêm: 20 câu điểm liệt thi A1
2. Lưu ý khi sử dụng mẹo thi lý thuyết bằng A1
Khi sử dụng mẹo thi lý thuyết bằng A1 vào ôn tập và thực hành, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Mẹo thi bằng lái A1 chỉ áp dụng chính xác khi bộ tài liệu 200 câu hỏi thi bằng lái hạng A1 được áp dụng vào kỳ thi sát hạch
- Trước khi sử dụng mẹo thi lý thuyết GPLX hạng A1 nên bổ sung các kiến thức nền tảng về luật giao thông đường bộ nói chung. Tham khảo và đọc lướt qua các câu hỏi trong bộ 200 câu hỏi A1 có đáp án chính thức của Bộ GTVT
- Như đã nói ở trên, mỗi câu hỏi trắc nghiệm của phần thi lý thuyết A1 chỉ có duy nhất một đáp án chính xác. Vì vậy, các học viên cần lưu ý đọc đề thật kỹ trước khi chọn đáp án trả lời cuối cùng
- Cách học bằng lái xe máy sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu có sự giám sát và hướng dẫn của các giảng viên Trung tâm ôn luyện
3. Cách học lý thuyết lái xe A1 – Phần Luật
Trong cách học bằng lái xe A1, phần luật rất được chú trọng bởi đây là phần thi có nhiều câu hỏi khó nhằn nhất. Nắm vững các mẹo làm bài dưới đây để tiết kiệm thời gian ôn luyện.
3.1. Số và Ý Trả Lời Đặc Biệt – Hướng dẫn lý thuyết A1
Các câu hỏi có số và ý trả lời đặc biệt dưới đây là những “cột mốc” quan trọng mà bạn cần ghi nhớ. Cụ thể như
3.1.1. Còi: Cấm từ 22 giờ – 5 giờ sáng hôm sau, chỉ sử dụng còi từ 5h – 22h
Câu 20: Khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe được sử dụng còi như thế nào trong các trường hợp dưới đây?
- Từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng
- Từ 5 giờ sáng đến 22 giờ tối
- Từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau
Câu 49: Bạn đang lái xe trong khu vực đô thị từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau và cần vượt một xe khác, bạn cần báo hiệu như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?
- Phải báo hiệu bằng đèn hoặc còi
- Chỉ được báo hiệu bằng còi
- Phải báo hiệu bằng cả còi và đèn
- Chỉ được báo hiệu bằng đèn
3.1.2. Đường sắt: 5m – chọn ngay đáp án 1
Câu 56: Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại ngay và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?
- 5m
- 3m
- 4m
3.1.3. Sử dụng GPLX đã báo mất: Cấm 5 năm – chọn ngay đáp án 3
Câu 43: Khi sử dụng giấy phép lái xe đã báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, ngoài việc bị thu hồi giấy phép lái xe, chịu trách nhiệm trước pháp luật, người lái xe không được cấp giấy phép lái xe trong thời gian bao nhiêu năm?
- 2 năm
- 3 năm
- 5 năm
- 4 năm
3.1.4. Độ tuổi và phân khối xe
- Bằng A1 cho phép người điều khiển xe mô tô từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Cấm từ 175cm3 trở lên. Riêng đối với người khuyết tật được sử dụng xe mô tô 3 bánh
- Người đủ 16 tuổi có thể điều khiển xe gắn máy, đủ 18 tuổi đủ điều kiện điều khiển xe mô tô và các xe bằng B2
Câu 35: Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi?
- 16 tuổi
- 18 tuổi
- 17 tuổi
Câu 36: Người đủ 16 tuổi được điều khiển các loại xe nào dưới đây?
- Xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên
- Xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3
- Xe ô tô tải dưới 3.500kg; xe chở người đến 9 chỗ ngồi
- Tất cả các ý nêu trên
Câu 37: Người có GPLX mô tô hạng A1 không được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
- Xe mô tô có dung tích xi-lanh 125 cm3
- Xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên
- Xe mô tô có dung tích xi-lanh 100 cm3
Câu 38: Người có GPLX mô tô hạng A1 được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
- Xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3
- Xe mô tô 3 bánh dùng cho người khuyết tật
- Cả ý 1 và ý 2
3.1.5. Tốc độ xe cơ giới
Loại xe | Đường 2 Chiều, Đường 1 Chiều Có 1 Làn Xe Cơ Giới | Đường Đôi, Đường 1 Chiều Có Từ 2 Làn Xe Cơ Giới |
Gắn máy | 40 | 40 |
Mô tô, xe con | 50 | 60 |
Câu 69: Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) không được vượt quá bao nhiêu km/h?
- 50 km/h
- 40 km/h
- 60 km/h
Câu 70: Trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư, đường đôi có dải phân cách giữa, xe mô tô hai bánh, ô tô chở người đến 30 chỗ tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu?
- 60 km/h
- 50 km/h
- 40 km/h
Câu 71: Trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư, đường hai chiều không có dải phân cách giữa, xe mô tô hai bánh, ô tô chở người đến 30 chỗ tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu?
- 60 km/h
- 50 km/h
- 40 km/h
3.1.6. Bị nghiêm cấm
Với những câu hỏi dạng bị nghiêm cấm, có những từ ngữ đặc biệt đứng đầu các đáp án lựa chọn để trả lời thì ta lựa chọn ngay đó là Đáp Án Đúng. Đa phần các loại câu hỏi này đều liên quan đến Luật phòng chống tác hại của Rượu, Bia – Tuổi người lái xe – Tốc độ xe cơ giới và các tình huống gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng (câu hỏi điểm liệt)
Câu 16: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma tuý có bị nghiêm cấm hay không?
- Bị nghiêm cấm
- Không bị nghiêm cấm
- Không bị nghiêm cấm, nếu có chất ma tuý ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông
Câu 19: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?
- Bị nghiêm cấm tuỳ từng trường hợp
- Không bị nghiêm cấm
- Bị nghiêm cấm
3.1.7. Không được phép – Không được làm gì đó gây mất an toàn giao thông
Câu 23: Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có được quay đầu xe hay không?
- Được phép
- Không được phép
- Tùy từng trường hợp
Câu 25: Bạn đang lái xe phía trước có một xe cứu thương đang phát tín hiệu ưu tiên bạn có được phép vượt hay không?
- Không được vượt
- Được vượt khi đang đi trên cầu.
- Được phép vượt khi đi qua nơi giao nhau có ít phương tiện cùng tham gia giao thông.
- Được vượt khi đảm bảo an toàn
Câu 26: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy có được phép sử dụng xe để kéo hoặc đẩy các phương tiện khác khi tham gia giao thông không?
- Được phép
- Được bám trong trường hợp phương tiện của mình bị hỏng
- Được kéo, đẩy trong trường hợp phương tiện khác bị hỏng
- Không được phép
Câu 27: Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy có được phép hay không?
- Được phép
- Tuỳ từng trường hợp
- Không được phép
Câu 29: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?
- Được mang, vác tùy trường hợp cụ thể
- Không được mang, vác
- Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn
- Được mang vác tùy theo sức khỏe của bản thân
Câu 30: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác không?
- Được phép
- Được bám trong trường hợp phương tiện của mình bị hỏng
- Được kéo, đẩy trong trường hợp phương tiện khác bị hỏng
- Không được phép
Câu 31: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được sử dụng ô khi trời mưa hay không ?
- Được sử dụng
- Chỉ người ngồi sau được sử dụng
- Không được sử dụng
- Được sử dụng nếu không có áo mưa
Câu 32: Khi đang lên dốc người ngồi trên xe mô tô có được kéo theo người đang điều khiển xe đạp hay không?
- Chỉ được phép nếu cả hai đội mũ bảo hiểm
- Không được phép
- Chỉ được phép thực hiện trên đường thật vắng
- Chỉ được phép khi người đi xe đạp đã quá mệt
Câu 33: Hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng có được phép hay không?
- Chỉ được kéo nếu đã nhìn thấy trạm xăng
- Chỉ được thực hiện trên đường vắng phương tiện cùng tham gia giao thông
- Không được phép
Câu 34: Hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được phép hay không?
- Không được vận chuyển
- Chỉ được vận chuyển khi đã chằng buộc cẩn thận
- Chỉ được vận chuyển vật cồng kềnh trên xe máy nếu khoảng cách về nhà ngắn hơn 2 km
Câu 61: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy có được đi xe dàn hàng ngang; đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) hay không ?
- Được phép nhưng phải đảm bảo an toàn
- Không được phép
- Được phép tùy từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể
Câu loại trừ – Câu 24: Bạn đang lái xe phía trước có một xe cảnh sát giao thông không phát tín hiệu ưu tiên bạn có được phép vượt hay không?
- Không được vượt
- Được vượt khi đang đi trên cầu
- Được phép vượt khi đi qua nơi giao nhau có ít phương tiện cùng tham gia giao thông
- Được vượt khi đảm bảo an toàn
Trong trường hợp này xe Được phép vượt khi đảm bảo an toàn, trường hợp xe cảnh sát có tín hiệu ưu tiên mới không được phép vượt. Các câu hỏi loại trừ là dạng câu hỏi đánh đố, học viên nên tỉnh táo khi ứng dụng cách học lái xe máy cho những câu hỏi này.
3.1.8. Chọn đáp án tất cả, cả 1 & 2
Những câu hỏi chọn đáp án tất cả hoặc cả 1 và 2 mà chúng tôi liệt kê dưới đây đã loại trừ các câu hỏi liên quan về Luật phòng chống tác hại của Rượu, Bia – Tuổi người lái xe – Tốc độ xe cơ giới và Khi xảy ra tai nạn giao thông.
Câu 9: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những loại nào?
- Phương tiện tham gia giao thông cơ giới đường bộ
- Phương tiện tham gia giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng
- Cả ý 1 và 2
Câu 10: “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào?
- Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ
- Cả ý 1 và 2
Câu 11: “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào dưới đây?
- Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ
- Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ
- Cả ý 1 và ý 2
Câu 38: Người có GPLX mô tô hạng A1 được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
- Xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3
- Xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật
- Cả ý 1 và ý 2
Câu 52: Khi tránh xe đi ngược chiều, các xe phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
- Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi
- Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước
- Xe lên dốc phải nhường đường cho xe xuống dốc; xe nào không có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe có chướng ngại vật đi trước
- Cả ý 1 và ý 2
Câu 59: Người điểu khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được phép chở tối đa 2 người trong những trường hợp nào?
- Chở người đi bệnh viện cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật
- Cả ý 1 và ý 2
Câu 62: Người lái xe phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong trường hợp nào dưới đây?
- Khi có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; khi chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; khi qua nơi đường giao nhau, nơi đường bộ giao nhau với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc
- Khi qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc, khi qua trường học, khu đông dân cư, khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông
- Khi điều khiển xe vượt xe khác trên đường quốc lộ, đường cao tốc
- Cả ý 1 và ý 2
Câu 65: Trên đoạn đường hai chiều không có giải phân cách giữa, người lái xe không được vượt xe khác trong các trường hợp nào dưới đây?
- Xe bị vượt bất ngờ tăng tốc độ và cố tình không nhường đường
- Xe bị vượt giảm tốc độ và nhường đường
- Phát hiện có xe đi ngược chiều
- Cả ý 1 và ý 3
Câu 72: Trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư, đường hai chiều hoặc đường một chiều có một làn xe cơ giới, loại xe nào dưới đây được tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h?
- Ô tô con, ô tô tải, ô tô chở người trên 30 chỗ.
- Xe gắn máy, xe máy chuyên dùng.
- Cả ý 1 và ý 2.
Câu 73: Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, để đảm bảo khoảng cách an toàn giữa hai xe, người lái xe phải điều khiển xe như thế nào?
- Chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình
- Đảm bảo khoảng cách an toàn theo mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế
- Cả ý 1 và 2
Câu 75: Các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại bên phải đường của mình và trước vạch “dừng xe” tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt khi có báo hiệu dừng nào dưới đây?
- Hiệu lệnh của nhân viên gác chắn
- Đèn đỏ sáng nháy, cờ đỏ, biển đỏ
- Còi, chuông kêu, chắn đã đóng
- Tất cả các ý trên
Câu 84: Khái niệm về văn hóa giao thông được hiểu như thế nào là đúng?
- Là sự hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông; là ý thức trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông
- Là ứng xử có văn hóa, có tình yêu thương con người trong các tình huống không may xảy ra khi tham gia giao thông
- Cả ý 1 và ý 2
Câu 87: Khi xảy ra tai nạn giao thông, có người bị thương nghiêm trọng, người lái xe và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn phải thực hiện các công việc gì dưới đây?
- Thực hiện sơ cứu ban đầu trong trường hợp khẩn cấp; thông báo vụ tai nạn đến cơ quan thi hành pháp luật
- Nhanh chóng lái xe gây tai nạn hoặc đi nhờ xe khác ra khỏi hiện trường vụ tai nạn
- Cả ý 1 và ý 2
Câu 88: Trên đường đang xảy ra ùn tắc những hành vi nào sau đây là thiếu văn hóa khi tham gia giao thông?
- Bấm còi liên tục thúc giục các phương tiện phía trước nhường đường
- Đi lên vỉa hè, tận dụng mọi khoảng trống để nhanh chóng thoát khỏi nơi ùn tắc
- Lấn sang trái đường cố gắng vượt lên xe khác
- Tất cả các ý nêu trên
Câu 91: Khi tránh nhau trên đường hẹp, người lái xe cần phải chú ý những điểm nào để đảm bảo an toàn giao thông?
- Không nên đi cố vào đường hẹp; xe đi ở phía sườn núi nên dừng lại trước để nhường đường; khi dừng xe nhường đường phải đỗ ngay ngắn
- Trong khi tránh nhau không nên đổi số; khi tránh nhau ban đêm, phải tắt đèn pha bật đèn cốt
- Khi tránh nhau ban đêm, phải thường xuyên bật đèn pha tắt đèn cốt
- Cả ý 1 và ý 2
Câu 96: Khi điều khiển xe mô tô quay đầu người lái xe cần thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn?
- Bật tín hiệu báo rẽ trước khi quay đầu, từ từ giảm tốc độ đến mức có thể dừng lại
- Chỉ quay đầu xe tại những nơi được phép quay đầu
- Quan sát an toàn các phương tiện tới từ phía trước, phía sau, hai bên đồng thời nhường đường cho xe từ bên phải và phía trước đi tới
- Tất cả các ý nêu trên
Câu 97: Tay ga trên xe mô tô hai bánh có tác dụng gì trong các trường hợp dưới đây?
- Để điều khiển xe chạy về phía trước
- Để điều tiết công suất động cơ qua đó điều khiển tốc độ của xe
- Để điều khiển xe chạy lùi
- Cả ý 1 và ý 2
Câu loại trừ – Câu 18: Theo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, đối tượng nào dưới đây bị cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông?
- Người điều khiển: Xe ô tô, xe mô tô, xe đạp, xe gắn máy
- Người ngồi phía sau người điều khiển xe cơ giới
- Người đi bộ
- Cả ý 1 và ý 2
Câu này chỉ cấm người điều khiển thôi.
3.2. 10 Khái Niệm Giao Thông Phải Nhớ – Cách học bằng lái xe A1
Trong hướng dẫn thi lý thuyết A1, bạn phải ghi nhớ 10 khái niệm quan trọng dưới đây, nếu gặp đáp án có chứa các cụm từ liên quan ở dưới thì chọn đó làm ĐÁP ÁN ĐÚNG
- Phần đường xe chạy: được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.
- Làn đường: có đủ bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
- Dải phân cách: phân chia đường xe cơ giới và thô sơ.
- Đường ưu tiên: các phương tiện khác phải nhường đường.
- PTGT Cơ giới: chọn (kể cả xe máy điện)
- PTGT Thô sơ: xe lăn dành cho người khuyết tật
- Người lái xe: là người điều khiển xe cơ giới.
- Người điều khiển GT: là CSGT, người được giao nhiệm vụ.
- Dừng xe, đỗ xe: Chọn đáp án 2.
- Trong khái niệm có từ “tham gia giao thông đường bộ”: Chọn đáp án 3 (cả ý 1 và ý 2)
4. Hướng dẫn lý thuyết A1 – Phần Biển Báo
4.1. Biển báo cấm
- Biển báo cấm: loại biển báo hình tròn, được trang trí bằng viền đỏ
- Thứ Tự Các Xe Từ “NHỎ” Đến “LỚN”: XE Ô TÔ CON < XE KHÁCH < XE TẢI < XE MÁY KÉO < XE SƠMI RƠ MOÓC < XE KÉO RƠ MOÓC
- Cấm các xe nhỏ thì cấm luôn các xe lớn, tuy nhiên cấm xe lớn thì không cấm các xe nhỏ hơn
- Xe con = xe mô tô 3 bánh
Câu 101: Biển nào dưới đây xe gắn máy được phép đi vào?
- Biển 1
- Biển 2
- Cả hai biển
Đáp án 3 vì biển 1 cấm xe mô tô thì xe gắn máy vẫn được đi vào. Biển 2 cấm xe ô tô, không cấm xe gắn máy.
Câu 103: Khi gặp biển nào thì xe mô tô hai bánh được đi vào?
- Không biển nào
- Biển 1 và 2
- Biển 2 và 3
- Cả ba biển
Đáp áp 3 vì biển 2 và 3 cấm ô tô, xe mô tô vào được.
4.2. Biển báo nguy hiểm
- Biển báo nguy hiểm: Mang hình dạng tam giác đều, thể hiện bằng màu vàng đặc trưng và có viền đỏ xung quanh
Câu 132: Biển nào báo hiệu, chỉ dẫn xe đi trên đường này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau?
- Biển 1 và 2
- Biển 1 và 3
- Biển 2 và 3
- Cả ba biển
Đáp án 2 vì biển 1: giao nhau với đường không ưu tiên, biển 3: bắt đầu đoạn đường ưu tiên. Khi nhìn thấy 2 biển này, anh/chị hiểu rằng mình đang đi trên đường ưu tiên nên sẽ được ưu tiên qua nơi giao nhau.
Câu 134: Biển nào báo hiệu “Giao nhau với đường ưu tiên”?
- Biển 1 và 3
- Biển 2
- Biển 3
Câu 137: Biển nào báo hiệu “Đường giao nhau” của các tuyến đường cùng cấp?
- Biển 1
- Biển 2
- Biển 3
4.3. Biển báo hiệu lệnh
- Biển báo hiệu lệnh: mang dạng hình tròn nền xanh, thể hiện hiệu lệnh bằng các hình dẫn màu trắng
- Biển hiệu lệnh: có 2 biển tròn xanh – chọn đáp án 3
Câu 147: Biển nào (đặt trước ngã ba, ngã tư) cho phép xe được rẽ sang hướng khác?
- Biển 1.
- Biển 2.
- Không biển nào
Đáp án 3 vì biển 1: hướng đi thẳng phải theo. Biển 2: chỉ được rẽ trái hoặc rẽ phải.
4.4. Biển báo chỉ dẫn
- Biển báo chỉ dẫn: thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông có nền xanh, chỉ dẫn hiệu lệnh màu trắng.
- Lưu ý cặp biển báo: Người đi bộ qua Cầu vượt chọn “hình người đi lên bậc thang” – Hầm chui chọn “hình người đi bộ đi xuống bậc thang.
- Luôn nhớ: “Cầu 1 – Hầm 2, Vượt 1 – Chui 2”
Câu 155: Biển nào chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường?
- Biển 1.
- Biển 2.
- Cả hai biển.
- Không biển nào
Đáp án 1 vì biển 1: hình người hướng lên là chỉ dẫn qua cầu vượt. Biển 2: hình người hướng xuống là chỉ dẫn qua hầm chui.
Câu 156: Biển nào chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường?
- Biển 1
- Biển 2
- Cả hai biển
- Không biển nào
Đáp án 2 vì biển 1: hình người hướng lên là chỉ dẫn qua cầu vượt. Biển 2: hình người hướng xuống là chỉ dẫn qua hầm chui.
4.5. Biển báo phụ
- Biển báo phụ: có hình chữ nhật hoặc hình vuông nền trắng, chỉ dẫn hiệu lệnh màu đen.
- Biển cấm kèm theo biển phụ có loại xe hỏi về “mô tô hai bánh” chọn đáp án 2.
Câu 120: Biển nào xe mô tô hai bánh được đi vào?
- Biển 1 và 2
- Biển 1 và 3
- Biển 2 và 3
Câu 121: Biển nào xe mô tô hai bánh không được đi vào?
- Biển 1
- Biển 2
- Biển 3
5. Dạy lý thuyết lái xe A1 – Phần Sa Hình
- NGUYÊN TẮC: NHẤT XẾ -> NHỊ ƯU -> TAM ĐƯỜNG > TỨ HƯỚNG
- Có nghĩa là đầu tiên các bạn sẽ lưu ý về xe ưu tiên -> đường ưu tiên (biển báo trên sa hình) -> đường đi (xe nào bên tay phải trống thì được đi trước) -> hướng đi (đi thẳng & rẽ phải được đi trước, rẽ trái đi sau).
5.1. Sa hình có CSGT hoặc xe chuẩn bị cán vạch sơn hoặc đã cán vạch sơn
Những câu này chọn ngay đáp án 3
Câu 176: Xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?
- Chỉ mô tô
- Chỉ xe tải
- Cả ba xe
- Chỉ mô tô và xe tải
Câu 181: Xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
- Xe khách
- Mô tô
- Xe con
- Xe con và mô tô
Câu 182: Các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
- Các xe ở phía tay phải và tay trái của người điều khiển được phép đi thẳng
- Cho phép các xe ở mọi hướng được rẽ phải
- Tất cả các xe phải dừng lại trước ngã tư, trừ những xe đã ở trong ngã tư được phép tiếp tục đi
Câu 183: Theo hướng mũi tên, xe nào được phép đi?
- Mô tô, xe con
- Xe con, xe tải
- Mô tô, xe tải
- Cả ba xe
5.2. Sa hình có biển Cấm dừng xe và đỗ xe
Những câu này chọn ngay đáp án 1
Câu 173: Trong trường hợp này xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?
- Xe tải.
- Xe con và mô tô.
- Cả ba xe.
- Xe con và xe tải.
Câu 175: Xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?
- Cả hai xe
- Không xe nào vi phạm
- Chỉ xe mô tô vi phạm
- Chỉ xe tải vi phạm
5.3. Xe vi phạm quy tắc giao thông khi đi sai làn đường
Nếu có biển chỉ dẫn, chọn đáp án nào có xe con (E)
Câu 187: Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
- Xe con (E), mô tô (C)
- Xe tải (A), mô tô (D)
- Xe khách (B), mô tô (C)
- Xe khách (B), mô tô (D)
Câu 188: Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
- Xe con (B), mô tô (C)
- Xe con (A), mô tô (C)
- Xe con (E), mô tô (D)
- Tất cả các loại xe trên
5.4. Sa hình có xe quân sự
Những câu này chọn ngay đáp án 2.
5.5. Sa hình có đèn tín hiệu
Những câu này hỏi xe nào “Vi phạm” thì loại trừ đáp án có “xe con”.
Câu 171: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
- Xe khách, xe tải, mô tô
- Xe tải, xe con, mô tô
- Xe khách, xe con, mô tô
Câu 191: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
- Xe con
- Xe tải
- Xe con, xe tải
Câu 192: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
- Xe tải, xe con
- Xe khách, xe con
- Xe khách, xe tải
Câu 193: Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
- Xe con, xe tải, xe khách
- Xe tải, xe khách, xe mô tô
- Xe khách, xe mô tô, xe con
- Cả bốn xe
Trên đây là tất cả những cách học bằng lái xe máy A1 bằng mẹo mà Banglaixegiare muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua nội dung bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng học và ôn tập phần lý thuyết lái xe máy, qua đó đạt kết quả cao trong kỳ thi sát hạch.
>>> Tham khảo thêm: mẹo thi thực hành lái xe A1