Mẹo học biển báo giao thông B2 – Thi lý thuyết B2 – Đảm bảo chính xác 100%

Biển báo giao thông là một phần không thể thiếu của hệ thống Luật giao thông đường bộ Việt Nam. Học viên học lái xe B2 – phần lý thuyết cần phải biết và phân biệt các loại biển báo giao thông, không chỉ để phục vụ kỳ thi sát hạch mà còn là kiến thức không thể thiếu giúp lái xe an toàn sau này.

Bài viết dưới đây của Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ sẽ hướng dẫn bạn cách học biển báo giao thông B2 nhanh, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác 100%!

học biển báo giao thông b2

1. Hệ thống biển báo giao thông đường bộ là gì?

Hệ thống biển báo giao thông đường bộ là tập hợp các biển báo hiệu, được đặt ở ven đường, trên vỉa hè, hay các vị trí dễ quan sát khác nhằm cung cấp thông tin, hướng dẫn, cảnh báo, cho phép hoặc không cho phép người điều khiển phương tiện giao thông được hoặc không được làm gì.

Biển báo giao thông có tác dụng duy trì trật tự giao thông, giúp xe và phương tiện, người tham giao thông được lưu hành một cách an toàn. Hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông, văn minh đô thị.

Việc học biển báo B2 (hay các hạng bằng khác) là điều bắt buộc đối với những ai muốn lái xe ô tô, bởi chỉ cần bước ra đường thôi, đâu đâu cũng là các biển báo hiệu, bạn không thể nào lái xe mà đọc biển báo lại không hiểu gì.

2. Phân loại các nhóm biển báo B2

Biển báo thi bằng B2 được chia thành 5 loại chính. Cụ thể như sau:

  • Nhóm 1: biển báo cấm 
  • Nhóm 2: biển báo nguy hiểm 
  • Nhóm 3: biển báo hiệu lệnh 
  • Nhóm 4: biển báo chỉ dẫn 
  • Nhóm 5: biển báo phụ 

hoc bien bao giao thong bang b2

3. Mẹo học biển báo giao thông B2

Để quá trình học các biển báo thi bằng B2 được dễ dàng, tiết kiệm thời gian, học viên có thể tham khảo các mẹo sau:

  • Sơ đồ cấm xe hoạt động tuân thủ theo thứ tự sau: Xe ô tô con -> xe khách -> xe tải-> xe máy kéo -> xe kéo kéo theo rơ-móc
  • Nếu gặp biển báo cấm xe 2 bánh thì phải hiểu sẽ cấm luôn những loại xe 3 bánh, tuy nhiên xe 4 bánh không bị cấm và vẫn có thể lưu thông như bình thường khi gặp biển báo này
  • Nếu gặp biển báo cấm xe 4 bánh thì phải hiểu sẽ cấm luôn những loại xe 3 bánh, tuy nhiên xe 2 bánh không bị cấm và vẫn có thể di chuyển
  • Luôn nhớ: đã cấm xe nhỏ thì cấm luôn xe lớn. Tuy nhiên biển báo cấm các loại xe lớn thì các loại xe nhỏ sẽ vẫn được phép lưu thông
  • Biển báo STOP có nghĩa là “dừng lại”. Khi nhìn thấy biển này, các xe (kể cả xe ưu tiên) phải dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường
  • Biến báo cấm xe rẽ trái thì các loại xe vẫn được phép quay đầu, biển báo cấm xe quay đầu thì xe vẫn được phép rẽ trái
  • Biến báo cấm xe ô tô sẽ áp dụng cả với các loại như xe lam, xe ba bánh
  • Biến cấm xe tải vượt không có giá trị cấm các loại xe ô tô, xe khách
  • Biến cấm ô tô vượt được áp dụng với tất cả các loại xe ô tô đang lưu thông. Cụ thể như xe tải, xe khách, xe bus…

Mẹo trả lời những câu hỏi có xuất hiện 2 hay 3 biển tròn màu xanh. Hãy nhớ:

  • Độ dài câu hỏi khoảng 1 dòng thì đáp án đầu tiên là đáp án chính xác
  • Độ dài câu hỏi từ 2 dòng trở lên thì đáp án thứ 3 là đáp án đúng

Câu hỏi nào mà câu trả lời có cụm từ “không được phép” thì 

  • Chọn: không giới hạn thời gian – với trường hợp đỗ xe
  • Chọn: có giới hạn thời gian – với trường hợp dừng xe

4. Chi tiết về 7 nhóm biển báo thi B2 – Phần thi lý thuyết thường gặp

4.1. Nhóm biển báo cấm

  • Là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm
  • Đặc điểm nhận dạng: viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen, trừ một số trường hợp đặc biệt
  • Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường. Hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy
  • Nếu biển báo cấm chỉ có hiệu lực trên một làn đường hoặc một số làn đường được quy định thì biển báo cấm phải có biển phụ 504 đi kèm và đặt ngay bên dưới biển chính
  • Biển có 39 kiểu, được đánh số từ 101 cho đến 139

biển báo b2

4.2. Nhóm biển cảnh báo nguy hiểm

  • Là nhóm biển cảnh báo trước về những nguy hiểm có thể xảy ra. Điều này giúp người đi đường chủ động phòng ngừa xử lý, và phòng tránh tai nạn
  • Đặc điểm nhận dạng: hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu
  • Hiệu lực của các biển báo nguy hiểm: tất cả các làn đường của một chiều xe chạy
  • Biển có 47 kiểu, được đánh số từ 201 cho đến 247

học các biển báo thi bằng b2

4.3. Nhóm biển hiệu lệnh

  • Nhóm biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành
  • Đặc điểm nhận dạng: hình tròn màu trắng nằm trên nền màu xanh
  • Thường các biển báo hiệu lệnh sẽ được đặt tại các ngã ba, ngã tư hay quốc lộ
  • Gặp nhiều nhất là biển giới hạn tốc độ
  • Nhóm biển báo hiệu lệnh gồm 10 kiểu. Biển được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310

biển báo thi b2

4.4. Nhóm biển chỉ dẫn

  • Nhóm các biển báo chỉ dẫn có tác dụng điều chỉnh hướng đi hoặc các lưu ý giúp người điều khiển phương tiện dễ dàng di chuyển trên đường
  • Đặc điểm nhận dạng: dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam
  • Đây là nhóm có nhiều biển nhất
  • Biển có 48 kiểu và đánh số từ 401 cho đến 448

biển báo thi bằng b2

4.5. Nhóm biển báo giao thông phụ

  • Đặt dưới các nhóm biển chính như biển báo cấm, nguy hiểm, hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn
  • Tác dụng: thuyết minh, bổ sung làm rõ hơn ý nghĩa các biển chính đó
  • Đặc điểm nhận dạng: hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đỏ hoặc đen
  • Gồm 10 kiểu, được đánh số từ 501 đến 510

biển báo giao thông b2

4.6. Nhóm biển báo vạch kẻ đường

  • Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông
  • Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang
  • Tác dụng: đảm bảo khả năng lưu thông xe, sự an toàn cho người tham gia giao thông
  • Báo hiệu trên vạch kẻ đường trong trường hợp chỉ dẫn trên đường có hiệu quả hơn và hạn chế một số nhược điểm khi trình bày thông tin trên biển báo
  • Trường hợp vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo, người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu

4.7. Nhóm biển báo trên các đường cao tốc

  • Đây là loại biển báo đặt trên các đường cao tốc. Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt. Đường này không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác
  • Trên các đường cao tốc sẽ sử dụng một nhóm biển báo chỉ dẫn riêng
  • Các loại biển này cũng khá đa dạng, với nhiều hình thù và đặc điểm nhận dạng khác nhau. Tuy nhiên thường có hình chữ nhật, nền xanh lá

5. Tại sao phải học biển báo giao thông bằng B2?

Cùng với người điều khiển giao thông (Cảnh sát giao thông) và đèn tín hiệu giao thông, hệ thống biển báo giao thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết và đảm bảo an toàn giao thông. Cần “nằm lòng” các loại biển báo thi B2 để:

  • Giúp bạn vượt qua bài thi lý thuyết bằng lái xe hạng B2 một cách dễ dàng
  • Biển báo giao thông B2 là điều bắt buộc phải biết khi điều khiển ô tô trên đường. Điều này giúp xe và phương tiện, người tham giao thông được lưu hành, đi lại một cách bình thường, tránh ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông.

6. Video hướng dẫn học các biển báo thi bằng B2

https://www.youtube.com/watch?v=jjTDBBJRqwQ

Trên đây là những mẹo giúp học biển báo giao thông B2 hiệu quả nhất hiện nay, được cập nhật theo bộ 600 câu hỏi lý thuyết lái xe mới. Hy vọng bài viết đã hữu ích với bạn trong quá trình thi bằng lái ô tô hạng B2.

Bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ tại

  • Địa chỉ: số 252 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0963 862 683
  • Website: https://banglaixegiare.com/

>>> Tham khảo thêm: cách giải lý thuyết sa hình B2

Rate this post
Back To Top