“Dừng xe và khởi hành ngang dốc” được đánh giá là một trong những bài thi khó nhất trong 11 bài thi sa hình B2. Đây chính là lý do vì sao những người học lái xe B2 thường lo lắng về bài thi này. Bài viết sau đây, Banglaixegiare xin chia sẻ kinh nghiệm để bạn thực hiện bài thi dừng xe ngang dốc B2 một cách dễ dàng và hiệu quả.
Mục lục
1. Yêu cầu cần đạt được của bài thi
Dừng và khởi hành xe ngang dốc chính là nội dung thứ 3 của chuỗi 11 bài thi sa hình B2. Cơ bản bài thi này còn có tên gọi khác là đề pa lên dốc B1, B2. Mục đích bài thi ra đời là trang bị cho người lái xe những kỹ năng khi lái xe lên dốc ngoài thực tế.
Dưới đây là các yêu cầu của bài thi “Dừng xe ngang dốc” cho B1, B2:
- Đảm bảo quá trình dừng xe ô tô sao không vượt quá vạch quy định
- Đáp ứng thời gian vượt khỏi dốc theo yêu cầu là 30 giây
- Đảm bảo động cơ xe vận hành hoạt động liên tục
- Vòng tua máy không vượt quá 4000 vòng/phút
- Khi thực hiện lái xe phải đúng chuẩn quy tắc giao thông đường bộ
- Tốc độ xe khi vận hành không vượt quá: 24 km/giờ
Thông thường hầu hết các thí sinh tham gia bài này rất dễ bị mất nhiều điểm hoặc thi trượt luôn. Lỗi thường gặp là “chết máy”, “trôi xe” hoặc quá thời gian quy định.
2. Các lỗi bị trừ điểm
Các lỗi bị trừ điểm khi thực hiện bài thi “Dừng xe và khởi hành ngang dốc B2”:
- Khi dừng xe nhưng chưa đúng đến vạch dừng đã quy định. Mức điểm trừ đạt 5 điểm
- Xe khi vận hành bị chết máy. Mỗi lần bị trừ mức điểm 5 điểm
- Khi vận hành xe để động cơ vượt qua 4.000 vòng/ phút. Mức điểm phạt tương ứng là 5 điểm
- Lái xe vượt quá tốc độ đã quy định. Theo đó cứ 3 giây sẽ bị trừ 1 điểm
- Chậm so với tiến độ thời gian quy định. Cụ thể cứ chậm 3s là bị trừ 1 điểm
Theo như thống kê cho thấy hàng năm có khoảng 30% đến 40% học viên không qua bài thi dừng xe ngang dốc B2. Nguyên nhân không chỉ đến từ việc học viên nắm bắt không rõ yêu cầu, thao tác thực hiện mà còn không hiểu rõ các lỗi sẽ bị trừ điểm.
3. Các lỗi bị loại trực tiếp
Trong một số trường hợp khi thực hiện bài thi lên dốc B2 các thí sinh sẽ bị tước quyền thi. Nói một cách cụ thể hơn là loại trực tiếp. Nếu gặp phải những trường hợp này thì chúc mừng bạn sẽ phải đăng ký một suất thi lại bằng lái xe ô tô. Vậy đó là những trương hợp nào? Cụ thể gồm:
- Không thực hiện dừng xe đúng với vạch quy định
- Dừng xe quá vạch dừng đã quy định
- Vượt quá thời gian 30 giây tính từ lúc lúc dừng xe mà không qua được dốc
- Xe bị tụt dốc vượt quá 50cm.
- Xử lý tình huống không đảm bảo gây ra tai nạn ngoài ý muốn
- Điểm thi sát hạch của thí sinh không vượt quá 80 điểm,…
4. Kinh nghiệm thi lái xe B2 lên dốc đỗ 100%
Đa phần ở các bài thi trước, để dừng xe bạn sẽ đạp hết hành trình côn và rà phanh từ từ cho đến khi xe dừng hẳn. Tuy nhiên ở bài thi khởi hành ngang dốc B2 thì hoàn toàn không phải như thế. Bởi vì nếu áp dụng đạp côn trước xe sẽ bị cắt chuyển động và bị tụt dốc. Vậy nên bạn cần nắm rõ kinh nghiệm thi lái xe b2 lên dốc sau.
5.1. Cách dừng xe ngang dốc B2
Bài thi lên dốc B2 cơ bản sẽ trải qua 3 phần chính. Trước tiên để có thể khởi hành xe ngang dốc thì bạn cần dừng xe ở ngang dốc đã. Khi dừng xe yêu cầu là dừng xe cách vạch dừng không quá 50cm. Thông thường khi dừng xe ngang dốc cơ bản sẽ có 2 cách để cho các học viên áp dụng.
Cách 1: Dừng non
Khi đỗ non trong bài dừng xe ngang dốc, học viên chấp nhận sẽ bị trừ 5 điểm. Tuy nhiên cách thức này lại được áp dụng rất nhiều bởi sự đơn giản và dễ dàng vượt qua.
Để thực hiện, đầu tiên bạn hãy nhả hết côn để xe từ từ bò lên dốc (có thể đệm thêm một chút ga nếu thấy xe yếu, đi chậm). Khi có tín hiệu “ting ting” nhận bài thì lúc này các bạn đạp côn và phanh đồng thời.
Cách 2: Dừng chuẩn vị trí
Thực hiện y như cách 1, tuy nhiên khi có tín hiệu nhận bài bạn đừng vội dừng xe ngay. Thay vào đó bạn chờ khi nào điểm chính giữa của cánh cửa bên lái phụ đến đúng điểm mốc thì côn phanh đồng thời để dừng xe. Lưu ý mỗi sân thi sẽ có điểm mốc khác nhau, khi học xe chip các thầy sẽ hướng dẫn cụ thể.
Một lưu ý khác là bạn không nên ngồi dựa lưng vào ghế lái mà nên rướn người lên ngồi thẳng thì căn vị trí sẽ chuẩn xác hơn. Cách này chỉ nên áp dụng với những bạn tự tin, kỹ năng lái xe đã thuần thục.
5.2. Cách khởi hành ngang dốc B2
Sau khi dừng xe thành công thì sẽ tới bài thi khởi hành xe ngang dốc. Về cơ bản để thực hiện phần này sẽ có 2 cách cơ bản được áp dụng nhiều nhất. Tùy theo sân thi và xe thi thì các thầy sẽ dạy học viên thực hiện phần khởi hành ngang dốc theo cách phù hợp.
Cách 1: Theo cách dạy của nhà trường – Có dùng phanh tay
Cách này thường được áp dụng đối với những sân thi mà hệ thống xe sát hạch đã cũ, xe yếu nên cần phải đệm ga vào để vượt dốc. Cách thực hiện như sau:
Sau khi dừng xe trên dốc, bạn nhanh chóng kéo phanh tay. Lưu ý, phanh tay có nhiều nấc, nên kéo luôn lên nấc cao nhất để đảm bảo xe không bị trôi dốc.
Tiếp đến bạn bỏ chân phanh ra, thực hiện nhả côn từ từ cho đến khi máy rung mạnh, kết hợp với việc mớm nhẹ chân ga. Tuyệt đối không được đạp ga quá mạnh vì sẽ khiến vòng tua máy lên cao. Bạn chỉ mớm ga từ từ đến khi thấy vòng tua máy lên khoảng 2000 vòng/phút thì tay phải thực hiện hạ phanh tay, giữ nguyên chân côn và chân ga. Lúc này xe sẽ tự bò lên.
Cách 2: Theo kinh nghiệm thực tế – Không dùng phanh tay
Cách này được áp dụng với những sân thi có hệ thống xe sát hạch mới, xe khoẻ. Và đây cũng là cách khởi hành xe ngang dốc trong thực tế. Cách thực hiện như sau:
Khi xe đã dừng bạn giữ nguyên chân phanh và nhả chân côn từ từ. Khi nào thấy máy và đầu xe bắt đầu rung lên thì thực hiện nhả hết chân phanh để xe bò lên.
Lưu ý, trong nhiều trường hợp sau khi bỏ chân phanh xe chưa bò lên ngay, bạn tuyệt đối không được nhả thêm côn sẽ khiến xe chết máy, việc bạn cần làm là giữ nguyên chân côn và chờ 2 – 3 giây sau, xe sẽ tự bò lên.
Khởi hành ngang dốc theo cách nào dễ hơn
Theo nhận xét của phần lớn học viên thì cách 2 thực hiện dễ hơn cách 1. Bởi vì không cần dùng tới phanh tay mà chủ yếu tập trung vào chân điều chỉnh chân côn và chân phanh. Một số bạn chưa quen thường kéo phanh tay chưa tới mức có thể giữ được xe ngang dốc khiến xe bị trôi, hoặc là đạp ga quá mạnh, khiến vòng tua máy lên trên 4000 vòng/phút. Nhiều trường hợp các chị em sau khi kéo hết cỡ phanh tay thì không có đủ lực để hạ xuống, dẫn đến việc quá thời gian mà vẫn chưa qua được dốc.
5.3. Cách lái xe xuống dốc
Khi lái xe xuống dốc, điều quan trọng nhất của bạn là làm chủ tốc độ. Yêu cầu tốc độ khi lái xe xuống dốc không vượt quá 24 km/h. Nếu khi lái xe xuống dốc bạn thấy tốc độ xe cao, bạn chỉ cần rà phanh nhẹ nhàng mà không cần đạp côn.
Tuyệt đối không đạp hết hành trình côn khi xuống dốc bởi như thế là bạn đã cắt chuyển động, chỉ khiến xe đi nhanh hơn mà thôi.
6. Ứng dụng ngoài thực tế của bài thi lên dốc B2
Bài thi khởi hành ngang dốc B2 là bài thi được ứng dụng rất nhiều ngoài thực tế khi các bạn lái xe tham gia giao thông. Nhất là ở các thành phố lớn tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra, việc bạn phải dừng xe và nhích từng cm một khi đang lên dốc chẳng khác gì cơm bữa.
Nếu bạn không luyện tập tốt bài thi này thì việc tương lai xảy ra va chạm khi lái xe là điều không tránh khỏi. Chẳng hiếm khi trên các group chia sẻ những trường hợp nhiều lái mới khi dừng xe ở dốc cầu cứ tụt dần tụt dần và hôn vào đầu xe khác.
7. Video hướng dẫn chi tiết bài thi khởi hành ngang dốc B2
Vậy là cơ bản bài thi khởi hành ngang dốc B2 bạn đã nắm rõ được thông tin tổng quan như trên. Tuy nhiên bên cạnh đó để có cái nhìn cụ thể hơn bạn có thể tham khảo video hướng dẫn cụ thể. Việc tham khảo video chi tiết sẽ giúp bạn nắm bắt được các bước thực hiện rõ ràng, đúng chuẩn. Đồng thời bỏ túi được các lưu ý thiết yếu để tránh những sai sót xảy ra.
Trên đây là kinh nghiệm giúp thi đỗ 100% bài thi dừng xe ngang dốc B2, chỉ cần áp dụng đúng với hướng dẫn trên bạn sẽ nhanh chóng vượt qua được bài thi “tử thần” này. Nếu cảm thấy bài viết hay đừng ngần ngại chia sẻ đến bạn bè và người thân cùng biết đến nhé! Banglaixegiare chúc bạn có kết quả tốt trong kỳ thi sát hạch sắp tới.
>>> Xem thêm: hướng dẫn ghép dọc B2