Điều kiện học và thi bằng C – Cập nhật mới nhất 2022

Điều kiện thi bằng C là gì? Đây là một trong những câu hỏi Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ nhận được rất nhiều trong khoảng 10 năm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo lái xe ô tô. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến điều kiện học bằng lái xe hạng C thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

điều kiện thi bằng c

1. Bằng lái xe hạng C là gì?

Tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy đinh, bằng C là một loại giấy phép lái xe, cấp cho người điều khiển các loại phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách, cụ thể:

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
  • Các loại xe cho phép điều khiển tại hạng bằng B1bằng B2

Hiểu một cách đơn giản nhất, nếu có bằng lái xe hạng C trong tay bạn được chạy cả xe loại số sàn và số tự động; được lái xe kinh doanh; được lái xe chở khách tối đa đến 9 ghế ngồi (tính cả ghế ngồi của tài xế); được lái xe tải chở hàng hoá không giới hạn trọng tải thiết kế. 

điều kiện học bằng lái xe hạng c

2. Điều kiện học bằng lái xe hạng C

2.1. Quy định về độ tuổi

Độ tuổi được phép dự thi bằng C là 21 tuổi. Tính đến ngày thi sát hạch, bạn phải đủ số tuổi quy định mới được thi. Ví dụ: bạn sinh vào ngày 05/04/2000 thì phải đến 05/04/2021 bạn mới được thi sát hạch bằng C.

2.2. Quy định về sức khoẻ

Người học lái xe bằng C phải có đủ điều kiện về sức khỏe mới được lái xe. Theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để thi bằng C.

điều kiện học bằng c

2.2.1. Về tâm thần

Người mắc bệnh rối loạn tâm thần cấp tính đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 2 năm hoặc người bị bệnh rối loạn tâm thần mạn tính.

2.2.2. Về thần kinh

Người mắc bệnh động kinh; hoặc bị liệt vận động một chi trở lên; hoặc bị hội chứng ngoại tháp; hoặc bị rối loạn cảm giác nông; hoặc bị rối loạn cảm giác sâu; hoặc bị chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý thì không đủ điều kiện học bằng C.

2.2.3. Về mắt

  • Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính)
  • Tật khúc xạ có số kính: > + 5 độ hoặc > – 8 độ
  • Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi – thái dương): < 160 mở rộng về bên phải < 70°, mở rộng về bên trái < 70°
  • Thị trường đứng (chiều trên-dưới) trên dưới đường ngang <30°
  • Bán manh, ám điểm góc
  • Mù 3 màu: đỏ, vàng và xanh lá cây
  • Song thị
  • Các bệnh chói sáng
  • Bị bệnh quáng gà: giảm thị lực lúc chập tối

2.2.4. Về tai – mũi – họng

Thính lực ở tai tốt hơn:

  • Nói thường < 4m (kể cả sử dụng máy trợ thính)
  • Hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) £ 1,5 m (kể cả sử dụng máy trợ thính)

2.2.5. Về tim mạch

  • Các bệnh về huyết áp như: huyết áp thấp hoặc huyết áp cao
  • Các bệnh về viêm tắc động mạch – tĩnh mạch hay mạch máu bị dị dạng dẫn đến các biểu hiện lâm sàng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe ô tô
  • Các bệnh về tim như: suy tim, ghép tim, rối loạn nhịp tim,…

2.2.6. Về hô hấp

Mắc các bệnh, tật gây khó thở mức độ II trở lên (theo phân loại mMRC) như hen phế quản kiểm soát một phần hoặc không kiểm soát; hoặc đang trong giai đoạn lây nhiễm của bệnh lao phổi.

2.2.7. Về cơ – xương – khớp

Mắc các bệnh như bị cứng hoặc dính một khớp lớn; có dùng khớp giả ở một vị các xương lớn; bị gù hay vẹo cột sống quá mức làm ảnh hưởng tới khả năng vận động; so sánh chiều dài giữa 2 tay hoặc 2 chân mà có chênh lệch trên 5 cm trở lên; bị cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên; bị cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên.

2.2.8. Về nội tiết

Người bị mắc bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) có tiền sử hôn mê do bệnh này gây ra trong vòng 01 tháng.

2.2.9. Về sử dụng thuốc, chất có cồn, ma tuý và các chất hướng thần khác

  • Sử dụng các chất ma túy, các chất kích thần hoặc các chất gây ảo giác như: heroin, cần sa, cỏ, kẹo, ke, đá,…
  • Sử dụng các chất có cồn (như rượu bia) mà nồng độ vượt quá giới hạn quy định
  • Sử dụng các thuốc điều trị làm ảnh hưởng tới khả năng thức tỉnh

quy định học bằng lái xe hạng c

3. Bằng C học mấy tháng?

Theo Quy định tại điều 13 phân hạng giấy phép lái xe tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/06/2017 thì thời gian đào tạo hạng C là 920 giờ. Trong đó bao gồm 168 giờ lý thuyết và 752 giờ thực hành.

Như vậy, với thời lượng 920 giờ thì bằng C sẽ học trong vòng 6 tháng. Lý do thời gian học bằng C dài hơn bằng B1 và B2 là vì yêu cầu kiến thức và kỹ năng của bằng C cao hơn.

điều kiện để thi bằng c

4. Hồ sơ học bằng C cần những gì?

Hồ sơ học bằng C bao gồm các loại giấy tờ sau

Loại giấy tờSố lượngLưu ý
Đơn đăng ký dự thi bằng C01Theo mẫu quy định
Bản phô tô CMND hoặc CCCD hoặc Hộ chiếu01Còn hạn, không cần công chứng
Giấy khám sức khoẻ01Đúng mẫu cho người lái xe, trong vòng 6 tháng trở lại, do cơ sở y tế tuyến huyện trở lên cấp
Ảnh chân dung02Kích thước 3*4 hoặc 4*6 đều được. Ảnh nền xanh đậm, không được đeo kính, tóc không được che trán và hai bên tai.

Thông thường các bạn học viên cũng không cần phải chuẩn bị tất cả các loại giấy tờ nêu trên. Bạn chỉ việc cầm giấy tờ tuỳ thân đến 1 Trung tâm uy tín để đăng ký học bằng C. Việc chuẩn bị hồ sơ như thế nào, đơn vị tiếp nhận sẽ xử lý giúp bạn.

học bằng c cần điều kiện gì

5. Câu hỏi: Thi bằng C có cần bằng cấp 2 không?

Thi bằng C có cần bằng cấp 2 không? Đáp án là KHÔNG. Theo yêu cầu về trình độ văn hoá khi đăng ký học và thi các hạng bằng

  • Khi thi bằng lái xe ô tô hạng B1, B2 hay hạng C thì thí sinh phải biết nghe, nói, đọc và viết Tiếng Việt thành thạo
  • Đối với nâng hạng GPLX lên bằng D hoặc bằng E thì thí sinh cần phải tốt nghiệp bậc THCS (cấp 2) hoặc các chương trình đào tạo tương đương

thi bằng c có cần bằng cấp 2 không

Đến đây, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi Điều kiện thi bằng C. Bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ tại

>>> Xem thêm: học bằng C bao nhiêu tiền

Rate this post
Back To Top