Cách đánh lái xe ô tô và kỹ thuật trả lái là điều cơ bản mà bất cứ ai lái xe đều phải nắm rõ. Kỹ thuật này không chỉ giúp tài xế điều khiển xe đi đúng lộ trình mà còn đảm bảo an toàn và tránh rủi ro trong quá trình tham gia giao thông.
Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn đọc kỹ thuật đánh lái xe ô tô một cách cụ thể và chuẩn xác nhất.
>>> Xem thêm: học lái xe B2 tại Hà Nội
Mục lục
1. Hướng dẫn cầm vô lăng đúng cách
Điều đầu tiên trước khi học đánh lái xe ô tô đó chính là bạn phải làm quen với vô lăng, cụ thể là cách cầm vô lăng sao cho đúng nhất. Cầm vô lăng sai cách sẽ làm giảm khả năng xử lý tình huống phát sinh khi lái xe, gây mỏi vai – tay hoặc thậm chí là chấn thương trong một số trường hợp bung túi khí.
1.1. Lưu ý chung
Khi bước lên xe, bạn hãy chỉnh vị trí ghế lái và vị trí vô lăng sao cho cảm thấy thoải mái và phù hợp với dáng vóc cơ thể nhất. Tay cầm vô lăng phải ngang với ngực, không bị với, không bị gần quá, chân phải đạp được hết côn, phanh, ga. Và đừng quên thắt dây an toàn khi lái xe.
1.2. Vị trí cầm vô lăng chuẩn
Nếu coi vô lăng như mặt kim đồng hồ thì cách cầm vô lăng đúng đó là “9 giờ 15 phút”. Điều này có nghĩa là tay trái của bạn sẽ cầm vô lăng ở vị trí 9 giờ, tương ứng như vậy tay phải sẽ cầm vô lăng ở vị trí 15 phút. Tư thế này sẽ giúp người lái điều khiển vô lăng một cách linh hoạt nhất, dễ dàng cho xe đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải, đánh lái xe ô tô… Không chỉ vậy, cách cầm này sẽ giúp tạo ra khoảng rộng để túi khí bung ra khi có tai nạn, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tay của tài xế
1.3. Khoảng cách từ vô lăng đến tài xế
Điều tiếp theo cần lưu ý đó chính là khoảng cách từ người đến vô lăng xe. Nếu cách quá xa hoặc quá gần thì khả năng xử lý tình huống của người lái xe sẽ đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là những tình huống nguy cấp. Chính vì vậy, khoảng cách an toàn nhất mà các chuyên gia đưa ra là 30 – 40 cm từ vai người lái đến vô lăng, tức là khuỷu tay tạo ra 1 góc 120 độ trong tư thế đang cầm vô lăng.
1.4. Lực tác động lên vô lăng
Bàn tay cầm vô lăng không được nắm quá chặt hay quá lỏng, cách an toàn nhất đó là hai ngón cái tỳ lên mặt trên vô lăng, các ngón còn lại nắm phía sau. Bàn tay nắm nhẹ vô lăng, các thao tác quay vô lăng cũng phải thực hiện nhẹ nhàng không nên quá mạnh. Nắm tay như vậy không chỉ thoải mái và còn giúp người lái cảm nhận được các tình huống khi xe chạy trên đường.
Nói không sai khi cầm vô lăng đúng cách là bước đầu tiên trong kỹ thuật đánh lái xe ô tô. Hãy áp dụng những kiến thức đã nêu bên trên để bước vào phần hướng dẫn cách đánh lái xe ô tô tiếp theo dưới đây.
2. Học đánh lái xe ô tô
Có nhiều cách đánh tay lái xe ô tô tuy nhiên để an toàn và dễ áp dụng nhất thì có thể kể tới 3 kỹ thuật như sau:
2.1. Kỹ thuật đánh lái xe ô tô – kiểu kéo đẩy
Đây là một cách đánh lái ô tô thường được áp dụng nhiều ở nước phương Tây và ít được sử dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên bạn đọc hãy tham khảo thêm để có thể áp dụng khi cần, biết đâu cách đánh lái xe ô tô này lại hợp với bạn.
Ở Việt Nam, kỹ thuật đánh lái ô tô này còn được gọi vui là kỹ thuật “luồn chun quần” vì có khá nhiều sự tương đồng trong thao tác thực hiện. Cụ thể chúng ta làm như sau:
- Bắt đầu ở vị trí cầm vô lăng “9 giờ 15 phút”, nếu bạn muốn đánh lái sang hướng nào thì sẽ phải quay vô lăng theo hướng đó. Ở đây chúng ta sẽ thực hiện đánh lái sang phải.
- Bước đầu tiên hãy di chuyển hờ cả hai tay lên vị trí 12 giờ, lưu ý là di chuyển bàn tay chứ không phải là kéo vô lăng.
- Tiếp theo tay phải nắm vô lăng “kéo”xuống vị trí 6 giờ, tay trái nắm hờ khi vô lăng đang quay đồng thời cũng di chuyển tay trái xuống vị trí 6 giờ để đón lái.
- Sau đó tay trái nắm vô lăng “đẩy” lên vị trí 12 giờ, tay phải buông vô lăng, nắm hờ và di chuyển lên vị trí 12 giờ để đón lái. Đây là một chu kỳ “kéo-đẩy” của cách đánh lái xe ô tô này.
- Thực hiện lặp lại các chu kỳ cho đến khi đánh hết lái hoặc khi xe đã chuyển đến hướng mong muốn thì tiến hành giữ vô lăng và trả lái. Nếu muốn đánh lái sang trái thì cách đánh vô lăng xe ô tô cũng tương tự, chỉ cần làm ngược hướng với các bước nêu trên.
Cách đánh lái xe ô tô này có ưu điểm là không quá khó để thực hiện, các thao tác khá nhẹ nhàng và mượt mà giúp người điều khiển dễ cảm nhận tay lái để xử lý tình huống. Tuy nhiên cách này có nhược điểm khó căn chỉnh vòng quay vô lăng và thao tác với những hướng rẽ rộng không cần đánh hết lái.
2.2. Cách đánh lái – kiểu bắt chéo tay
Cách đánh lái xe ô tô tiếp theo được giới thiệu là kiểu bắt chéo tay, hay còn được gọi là “Hand over hand”. Cách này có ưu điểm là đánh lái nhanh hơn và mạnh hơn do tác động nhiều lực hơn, và hay được sử dụng khi xe đang chạy ở tốc độ thấp. Lý do là bởi vì cách đánh lái này sẽ làm cản trở túi khí. Nếu xảy ra va chạm mạnh (thường là ở tốc độ cao), hay tay bắt chéo trước vô lăng sẽ đập thẳng vào mặt gây chấn thương nếu túi khí bung mạnh ra. Chính vì vậy kỹ thuật này chỉ nên sử dụng khi xe đi với tốc độ thấp.
Cách đánh lái này có phần giống với kiểu “kéo – đẩy” đã nêu ở trên, chỉ khác ở điểm đón bắt giữa hai tay là không trùng nhau. Tay đón lái sẽ vắt qua tay trải lái tạo để nên tư thế bắt chéo tay giống như chữ X.
Sau đây là hướng dẫn đánh lái xe ô tô theo kiểu bắt chéo tay:
- Tay đang cầm vô lăng ở vị trí “9 giờ 15 phút” và bắt đầu đánh lái sang trái.
- Tay phải đẩy và tay trái kéo đồng thời vô lăng ngược chiều kim đồng hồ về phía bên trái.
- Vô lăng quay đến khi tay trái xuống thấp ở vị trí 7 hoặc 8 giờ thì buông tay trái, vắt lên phía trên qua tay phải và đặt vào vô lăng ở vị trí 12 hoặc 1 giờ rồi kéo.
- Lặp lại thao tác kéo và bắt chéo tay cho đến khi xe đã chuyển hướng thì giữ và trả lái.
Các vị trí nắm vô lăng nêu bên trên chỉ là tương đối, tùy vào từng tình huống đang lái xe mà sẽ có các vị trí phù hợp. Cách đánh lái này yêu cầu thao phải chuẩn, chính vì vậy cần sự phối hợp nhịp nhàng và chính xác của cả hai tay.
Nếu cần đánh lái gấp với góc cua lớn thì kỹ thuật đánh lái bắt chéo tay này là phù hợp nhất. Ở cách đánh này, vòng quay vô lăng lớn giúp tốc độ chuyển hướng nhanh hơn. Cách đánh lái xe ô tô này thường được sử dụng nhiều ở Việt Nam, mặc dù nó bị nhiều người chê là “xấu”.
2.3. Cách đánh tay lái xe ô tô – sử dụng 1 tay
Nhiều người cho rằng nguyên tắc đánh lái xe ô tô là phải sử dụng cả hai tay thì mới đảm bảo an toàn. Về lý thuyết thì điều này đúng, vừa giúp kịp thời xử lý các tình huống phát sinh, vừa giảm thiểu rủi ro khi lái xe. Tuy nhiên trong thực thế thì chỉ cần sử dụng một tay cũng có thể đánh lái một cách trơn tru và an toàn. Cách này thường được những tài xế lâu năm và nhiều kinh nghiệm sử dụng.
Bài viết này sẽ giới thiệu thêm về cách đánh lái 1 tay, không khuyến khích bạn đọc sử dụng làm cách đánh lái chính trong thực tế. Trừ một số trường hợp bắt buộc như: đánh lái khi đang phải dùng cần số, đánh lái khi lùi xe (phải quay người để nhìn khi lùi xe nên không thể có cả 2 tay trên vô lăng)…
Cách đánh lái xe ô tô bằng 1 tay như sau:
- Sử dụng gò lòng bàn tay (phần gò chỗ nối cánh tay với bàn tay) lên vô lăng ở vị trí 12 giờ. Lưu ý bàn tay để mở, không nắm vào vô lăng, nên sử dụng tay thuận.
- Tỳ đủ lực vào vô lăng và bắt đầu xoay theo hướng đánh lái mong muốn.
- Tiếp tục xoay cho đến khi xe rẽ vào hướng mong muốn, sau đó thực hiện dừng và trả lái, nên trả lái luôn bằng 1 tay.
Trên đây là 3 cách phổ biến nhất hiện nay mà bạn đọc có thể tự học đánh lái xe ô tô. Lưu ý mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm riêng, bạn nên luyện tập cho thật nhuần nhuyễn để đảm bảo an toàn khi lái xe. Ngoài ra cũng có thể kết hợp linh hoạt cả 3 cách trong quá trình điều khiển xe sao cho phù hợp với từng mục đích lái. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu những cách đánh lái xe ô tô mà tuyệt đối không nên dùng.
>>> Có thể bạn chưa biết: cách đánh lái khi vào cua
3. Cách đánh tay lái xe ô tô KHÔNG NÊN DÙNG
3.1. Dùng lòng bàn tay đánh vô lăng
Lòng bàn tay thường sẽ có mồ hôi, không nhiều thì ít. Chính vì vậy nếu dùng lòng bàn tay để đánh vô lăng sẽ có thể gây trơn trượt nguy hiểm. Hơn nữa nếu dùng lòng bàn tay để đánh vô lăng thì điểm bám sẽ không nhiều, có thể gây mất lái.
3.2. Để 2 tay trong lòng vô lăng
Có 2 trường hợp để tay trong lòng vô lăng, đó là: hay tay nắm dưới đáy vô lăng và hai tay nắm trên chấu vô lăng. Cả 2 trường hợp đều không nên sử dụng, lý do cụ thể như sau:
- Hai tay nắm dưới vô lăng: cách cầm này sẽ giúp người lái xe đỡ mỏi tay, vai và thường được dùng ở những nơi đường vắng, đường thẳng và ít xe cộ qua lại. Tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm do khoảng xoay của vô lăng sẽ bị hẹp đi. Muốn đánh lái rộng gần như là bất khả thi, do đó nếu có tình huống bất ngờ xảy ra sẽ chắc chắn không thể phản ứng kịp.
- Hai tay nắm trên chấu: trên phần chấu thường có nhiều phím chức năng. Một số lái xe thường có thói quen khi sử dụng các phím này hay khi bấm còi xong thì để luôn tay lên trên chấu và lái xe. Cách lái này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn do tay dễ bị trượt khi xoay vô lăng quá mạnh. Chính vì vậy việc để hai tay nắm trên chấu là hoàn toàn không nên.
3.3. Tuyệt đối không được đánh lái bằng chân
Cách đánh lái nghe có vẻ “bất khả thi” này thực chất từng có trong thực tế. Đã có nhiều trường hợp ghi nhận và xử phạt khi phát hiện lái xe sử dụng chân. Phần nhiều vì tò mò, có người muốn “thử xem sao”, cũng có trường hợp do say rượu.
Chúng ta đều tự nhận biết được rằng: chỉ có thể và chỉ được sử dụng tay để điều khiển xe ô tô. Lái xe tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ bộ phận nào khác, vừa gây nguy hiểm cho chính mình và người ngồi trên xe, ngoài ra còn gây nguy hiểm cho những người đang tham gia giao thông khác.
Không chỉ vậy, việc điều khiển xe ô tô bằng chân còn được quy định rõ ràng trong bộ luật giao thông đường bộ. Theo đó:
- Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với người dùng chân điều khiển vô lăng xe ô tô
- Tước bằng lái xe từ 2 – 4 tháng, nếu còn tái phạm sẽ tước bằng từ 3 – 5 tháng
Chính vì vậy việc đánh lái bằng chân hay điều khiển vô lăng xe ô tô bằng chân không chỉ gây nguy hiểm mà còn là việc làm vi phạm pháp luật, cần bị lên án.
4. Những lưu ý khi đánh lái xe ô tô
Những thông tin đã nêu ở trên đã giúp bạn đọc học đánh lái xe ô tô, tiếp theo chúng ta sẽ đến với một số lưu ý khi đánh lái xe ô tô như sau:
4.1. Hạn chế đánh lái “chết”
Đánh lái chết có thể hiểu đơn giản là bạn xoay vô lăng khi xe đang dừng, đỗ mà không di chuyển. Việc đánh lái chết này không đem lại lợi ích gì thậm chí còn gây hại cho xe.
Đầu tiên sẽ làm mòn lốp bánh trước, bởi vì xe không di chuyển mà bạn xoay vô lăng, bánh trước sẽ bị chà xát với mặt đường có đá dăm, sỏi, thậm chí mảnh thủy tinh. Điều này chắc chắn sẽ làm hại đến lốp.
Điều tiếp theo là làm ảnh hưởng đến hệ thống lái. Vì trọng lượng xe dồn lên lốp là lớn nhất là khi xe đang dừng, nếu bạn đánh lái chết lúc này thì hệ thống lái sẽ phải làm việc ở mức độ cao nhất, điều này là không có lợi.
Và cuối cùng đó chính là dễ bị mất phương hướng khi bắt đầu di chuyển. Nếu bạn chưa quen với cách đánh lái trả lái xe ô tô và bạn đánh lái chết, bạn sẽ rất dễ rơi vào tính huống không trả hết lái, khiến xe không đi thẳng khi di chuyển. Điều này dễ gây luống cuống dẫn đến va quệt.
4.2. Không nên đánh hết lái
Nếu bạn để ý, mỗi khi đánh hết lái mà tác động lực quá mạnh sẽ kèm theo tiếng “kịch”. Việc này cực kỳ có hại cho xe, nhất là hệ thống thước lái dễ bị lệch, từ đó việc điều khiển phương hướng sẽ không còn chính xác nữa. Vì vậy khi gần đánh hết lái, bạn chú ý nhẹ nhàng nhé.
4.3. Chú ý khi đánh lái gần vỉa hè
Khi đánh lái để đỗ xe sát mép vỉa hè, bạn cần lưu ý không nên đi quá sát vỉa hè. Việc này rất dễ khiến lốp xe bị vỡ vì mép vỉa hè tác động lực lên lốp xe.
4.4. Không đánh lái đột ngột
Ngoại trừ khi gặp tình huống nguy hiểm thì việc đánh lái cần được thực hiện một cách từ từ. Tuyệt đối không đánh lái đột ngột, nhất là khi xe đang ở tốc độ cao. Đối với một số xe ở phân khúc thấp không có cân bằng điện tử, việc này sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây mất lái, trượt xe thậm chí là lật xe.
4.5. Không buông cả hai tay ra khỏi vô lăng dù trong bất kỳ trường hợp nào
Lái xe thì tất nhiên phải dùng tay, nếu bạn bỏ cả 2 tay ra khỏi vô lăng thì chẳng khác nào bạn đang đặt cược mạng sống của mình và của cả những người tham gia giao thông khác.
5. Học trả lái xe ô tô
5.1. Trả lái xe ô tô là gì
Hiểu một cách đơn giản nhất thì trả lái xe ô tô là những hành động ngược lại với đánh lái. Nếu bạn đánh lái sang trái để chuyển hướng xe sang trái thì phải trả lái lại bên phải để giữ xe đi thẳng, tương tự nếu bạn đánh lái sang phải thì phải trả lái lại sang trái.
Với một số loại xe đời cũ thì trả lái sẽ vất vả hơn so với những dòng xe đời mới. Bởi vì phần lớn xe hiện nay đã tích hợp trả lái tự động, vô lăng sẽ tự động quay về vị trí “thẳng lái” khi bạn ngừng tác động lực vào vô lăng.
Ngày nay có rất nhiều những tính năng hiện đại giúp người lái xe “nhàn” hơn, tuy nhiên bạn vẫn nên luyện tập nhuần nhuyễn những kỹ năng lái xe của mình để có thể tự xử lý mọi tình huống một cách chủ động. Chủ động vẫn luôn luôn tốt hơn là bị động!
5.2. Cách nhận biết đã trả lái thẳng hay chưa
Một trong những lỗi mà rất nhiều người mắc phải, đặc biệt là các lái mới đó chính là việc không biết mình đã trả thẳng lái hay chưa. Việc không trả thẳng lái sẽ có thể gây ra tai nạn khi xe vẫn đang lưu thông trên đường, hoặc có thể gây va quệt khi xe bắt đầu khởi động.
Sau đây là cách nhận biết bạn đã trả lái thẳng hay chưa.
5.2.1. Cách 1
Bạn xoay vô lăng kịch sang phải hay sang trái đều được, sau đó trả lại 1,5 vòng thì chắc chắn lúc này vô lăng của bạn đã thẳng
5.2.2. Cách 2
Bạn chỉ cần nhích xe di chuyển khoảng 5 – 10 cm. Nếu xe đi thẳng thì chứng tỏ đã được trả thẳng lái. Nếu xe có chiều hướng đi chếch sang hai bên thì trả lái chưa thẳng, hãy từ từ trả lái vô lăng ngược lại với hướng đi chếch cho tới khi xe đi thẳng.
6. Video hướng dẫn cách đánh lái và trả lái
Các cụ ta từ xưa đã có câu “lý thuyết không bằng thực hành”. Mặc dù những lý thuyết đã liệt kê ở trên đã rất đầy đủ về cách đánh lái xe ô tô, tuy nhiên nếu được nhìn tận mắt thì cách đánh lái trả lái xe ô tô sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Và đây là video có thể giúp bạn đọc hình dung một cách rõ nhất về cách đánh lái xe ô tô:
Những thông tin đã liệt kê ở bài viết trên chắn chắn đã giúp bạn đọc cảm thấy việc học cách đánh lái xe ô tô là không hề khó. Bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ tại
- Địa chỉ: số 252 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0963 862 683
- Website: https://banglaixegiare.com/
>>> Tham khảo thêm: Cách đánh lái khi lùi xe ô tô