Cách đánh vô lăng khi vào cua – Hướng dẫn chi tiết từ [A đến Z]

Lái xe ô tô hay lái bất cứ xe gì thì an toàn là trên hết. Chính vì thế, tài xế cần phải nắm chắc kiến thức và có kinh nghiệm để xử lý được các tình huống phát sinh khi tham gia giao thông. Đánh lái khi vào cua là một kỹ năng mà bất cứ xế lái xe nào cũng cần phải có. Cách đánh lái khi vào cua sao cho vừa an toàn, vừa êm ái thì không phải ai cũng biết. 

Tìm hiểu ngay kỹ năng quan trọng này trong bài viết dưới đây!

>>> Xem thêm: học lái xe B2

cách đánh lái khi vào cua

1. Tầm quan trọng của việc học cách đánh lái khi vào cua

Trên thực tế, có rất nhiều tài xế khi di chuyển và tham gia giao thông trên những cung đường thẳng thì khá ngon lành, khá mượt mà. Thế nhưng khi chạy vào những khúc cua thì lại không biết xử lý như thế nào, thời điểm nào nên đánh lái, khi nào bắt đầu trả lái đều không rõ. 

thời điểm đánh lái khi vào cua

Đã có không ít những trường hợp xảy ra tai nạn do tài xế không biết cách đánh lái khi vào cua an toàn, đặc biệt là ở những khúc cua có đông phương tiện và bị khuất tầm nhìn. 

Chính vì thế, học cách đánh lái khi vào cua là điều mà bất cứ một tài xế nào cũng phải trải qua.

>>> Tham khảo thêm: Cách đánh lái và trả lái khi lái xe ô tô

2. Cách cầm vô lăng thời điểm đánh lái khi vào cua

Để học cách đánh lái khi vào cua thì trước hết người lái xe cần phải biết cách cầm vô lăng đúng kỹ thuật để điều khiển hướng chuyển động của xe. 

2.1. Cách cầm vô lăng

Cách đánh lái khi vào cua sẽ bị ảnh hưởng bởi cách cầm vô lăng. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực dạy lái xe ô tô thì nếu coi vô lăng ô tô như một chiếc đồng hồ kim thì góc cầm vô lăng chuẩn nhất sẽ ở góc 9h15 phút, hay nói cách khác, tay phải sẽ đặt ở vị trí 3 giờ còn tay trái sẽ đặt ở vị trí 9 giờ. Đặt tay ở góc này sẽ giúp cho tài xế dễ dàng vận hành xe, có thể xử lý mọi tình huống khi lái xe như đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái, tăng tốc, đánh lái nhanh, phanh gấp…

cách đánh vô lăng khi vào cua

Thực tế, với góc cầm vô lăng này thì nếu chẳng may xảy ra tình huống bất ngờ như va chạm hoặc tai nạn thì vẫn có đủ khoảng không để túi khí an toàn trên xe có thể bung ra, bảo vệ phần đầu và phần ngực của người lái, tránh gây tổn thương đến những bộ phận này. .  

2.2. Cách đặt ngón tay trên vô lăng

Khi cầm vô lăng, ngón cái sẽ đặt dọc theo vành vô lăng còn 4 ngón tay còn lại sẽ ôm sát vào vành của vô lăng. Tay cầm vô lăng vừa phải, không quá chặt cũng không quá lỏng để tài xế có thể xoay vô lăng một cách dễ dàng. Khi đặt tay trên vô lăng đúng cách sẽ giúp cho tài xế cảm nhận được phản lực từ mặt đường lên trên vô lăng. Đồng thời, nếu xảy ra tình huống hoặc trường hợp khẩn cấp cần đánh lái gấp, ngón tay đặt đúng chỗ sẽ không phải lo lắng vấn đề cổ tay bị vặn. 

cách đặt ngón tay trên vô lăng khi đánh lái vào cua

2.3. Khoảng cách từ vai đến vô lăng

Theo các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy lái xe thì tư thế cầm vô lăng và ngồi trên ghế lái chuẩn nhất là khuỷu tay khi cầm vô lăng sẽ tạo thành một góc khoảng 120 độ. Tương đương với khoảng cách từ vai đến vô lăng sẽ rơi vào khoảng 30 – 40cm. 

2.4. Cách đánh vô lăng khi vào cua

Để làm chủ vô lăng khi vào cua thì có lẽ động tác kéo – đẩy là quan trọng nhất. Khi xe cua bên nào thì tay của bên đó sẽ sử dụng để kéo vô lăng, tay còn lại sẽ hỗ trợ để đẩy vô lăng. 

3. Các bước cần thực hiện khi đánh lái vào cua

3.1. Bước 1: Trước khi đánh lái

Đối với tài xế thì việc tập trung quan sát trước khi đánh lái vào cua là điều rất quan trọng. Quan sát sẽ giúp tài xe định hình được khúc cua như thế nào, rộng hay hẹp, dài hay ngắn, mặt đường như thế nào gồ ghề hay trơn trượt, có đông phương tiện không để có cách xử lý phù hợp.

trước khi đánh lái vào cua

Người lái xe phải quan sát kính chiếu hậu để giữ khoảng cách an toàn đối với những xe phía sau. Khi tài xế đi vào đoạn đường có nhiều khúc cua thì nên chỉnh ghế ngồi cao hơn so với tư thế lái xe trên đường thẳng để có thể dễ dàng quan sát và xử lý được những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. 

3.2. Bước 2: Giảm tốc độ xe

Vào cua mà không giảm tốc độ xe là rất nguy hiểm vì nếu góc cua có vật cản hoặc tác động bất ngờ thì tài xế không thể xử lý được. Vì thế, khi thấy mình sắp di chuyển vào đoạn đường có khúc cua thì người lái xe nên chủ động giảm tốc độ, đánh lái nhẹ nhàng theo độ cong của khúc cua. 

giảm tốc độ khi vào cua để đảm bảo an toàn

3.3. Bước 3: Thời điểm đánh lái vào cua

Thời điểm đánh lái khi vào cua đối với mỗi tài xế lại khác nhau. Với những tài xế đã lái xe lâu năm thì thường sẽ đánh lái muộn hơn do đã có kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống cũng như căn chỉnh khoảng cách tốt. 

Với những tài xế mới, lời khuyên là hãy đánh lái sớm hơn một chút. Đánh lái sớm đồng nghĩa với việc bạn có đủ không gian để điều chỉnh nếu chẳng may xe bám quá sát vỉa hè, hay có dấu hiệu đi sang làn đường khác. 

thời điểm nào nên đánh lái vào cua

Một lưu ý khác đó là khi vào cua tốt nhất chỉ nên đánh lái 1 lần. Việc lấy lái một lần sẽ giúp tạo sự cân bằng cho xe di chuyển ổn định.

3.4. Bước 4: Thoát cua

Với cách đánh lái khi vào cua thì thoát cua sẽ là bước cuối cùng. Khi xe đã thoát khỏi khúc cua thì tài xế sẽ bắt đầu trả lái từ từ để xe tiếp tục di chuyển. 

Một lưu ý là khi vào cua tài xế đánh lái như thế nào thì lúc trả lái thoát cua thì cũng phải quay vô lăng ngược lại tương ứng với số vòng xoay khi đánh lái vào cua. 

4. Những lưu ý khi đánh lái vào cua

4.1. Điều chỉnh ghế ngồi

Đối với tài xế lái xe ô tô thì khi lái xe vào khúc cua, tầm nhìn sẽ bị hạn chế hơn so với khi điều khiển xe ở trên đường thẳng.

Vậy nên, khi đánh lái xe vào khúc cua thì tài xế cần phải điều chỉnh ghế ngồi cao hơn bình thường khi di chuyển trên những đoạn đường thẳng, tốt nhất là rướn người lên một chút để đạt được tầm quan sát tốt nhất.

4.2. Tập trung quan sát

Các khúc cua luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất an toàn giao thông, vì thế tài xế cần phải tập trung quan sát thật kỹ đoạn đường chuẩn bị bước vào khúc cua và những phương tiện xung quanh. Nhờ việc quan sát kỹ lưỡng trước khi cua sẽ giúp cho tài xế chủ động hơn, xác định được đoạn đường mình sắp vào cua như thế nào và các yếu tố xung quanh như mật độ phương tiện, tình trạng đường… để có thể xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

tập trung quan sát khi đánh lái vào cua

4.3. Kiểm tra gương thường xuyên

Trước khi vào cua thì gương chiếu hậu chính là một vật dụng cần thiết giúp cho tài xế có thể quan sát được phía sau xe có những gì để có thể tránh và đảm bảo an toàn trước khi đánh lái vào khúc cua. Vì thế, đừng quên kiểm tra gương chiếu hậu.

4.4. Chú ý về điểm mù

Điều khiển xe ô tô sẽ khác với điều khiển những loại xe khác như xe máy, xe đạp điện… Bởi vì, xe ô tô sẽ có nhiều điểm mù. Điểm mù là những điểm mà tài xế không thể quan sát được khu vực đó có gì, kể cả là nhìn trực tiếp hay nhìn thông qua gương chiếu hậu.

chú ý điểm mù khi lái xe vào cua

Điểm mù nhiều hay ít lại phụ thuộc vào từng dòng xe, mẫu xe khác nhau. Do đó, tài xế lái xe nào cần biết rõ về điểm mù của xe đó và có phương án xử lý.

4.5. Giảm tốc độ

Như đã đề cập phía trên, giảm tốc độ là điều cần thiết trước khi vào cua. Khi đã vào cua rồi mà vẫn ở tốc độ cao, nếu gặp phải chướng ngại vật thì một là bạn sẽ phanh gấp, hai là sẽ đánh lái gấp, ba là vừa phanh gấp và vừa đánh lái gấp. Khi đó khả năng cao là xe sẽ bị lật, nhất là những dòng xe SUV.

4.6. Tính toán về không gian

Đối với những đoạn đường nhỏ hẹp thì việc di chuyển đã khó khăn rồi nhưng khi vào cua thì còn khó khăn hơn. Vậy nên, tài xế cần phải tính toán thật cẩn thận để có thể vào cua mượt mà nhất. Đặc biệt là với những ai lái những mẫu xe có chiều dài trục cơ sở lớn thì càng phải tính toán cẩn thận hơn.

4.7. Luôn ưu tiên cho đầu xe

Khi vào cua thì đầu xe luôn là phần nguy hiểm nhất, do đó tài xế phải đặc biệt ưu tiên quan sát phần phía trước xe xem có vật cản không, mật độ phương tiện giao thông qua lại như thế nào để lựa chọn thời điểm vào cua an toàn nhất.

4.8. Phụ thuộc vào công nghệ càng ít càng tốt

Ngày nay các mẫu xe được trang bị ngày càng nhiều những công nghệ giúp lái xe an toàn hơn, có thể kể đến như camera toàn cảnh 360, hệ thống cảm biến, hệ thống cảnh báo điểm mù, phanh khẩn cấp,… 

Tuy nhiên có một thực tế là phụ thuộc càng nhiều vào công nghệ thì kỹ năng lái xe của bạn sẽ ngày càng kém, đến khi bạn chuyển sang lái mẫu xe khác không có các công nghệ đó thì không lái được. Do đó hãy cân nhắc khi sử dụng công nghệ hỗ trợ bạn nhé.

4.9. Giữ khoảng cách an toàn với những xe phía trước

Không chỉ với ô tô mà đối với tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông thì việc giữ khoảng cách giữa các phương tiện là điều rất cần thiết để đảm bảo an toàn, đặc biệt là khi vào cua nơi tầm nhìn bị hạn chế. 

4.10. Tuyệt đối không được sử dụng điện thoại khi vào cua

Một điều cần lưu ý trong cách đánh lái khi vào cua đó là không được sử dụng điện thoại, vì điều này rất nguy hiểm. Sử dụng điện thoại khi đang lái xe sẽ khiến bạn mất tập trung, không đủ khả năng để xử lý tình huống phát sinh. Vì thế, đã lái xe thì không sử dụng điện thoại bạn nhé.

không sử dụng điện thoại khi đánh lái vào cua

5. Video hướng dẫn cách đánh vô lăng khi vào cua

Nắm chắc được cách đánh lái khi vào cua sẽ giúp các tài xế có thể lái xe một cách dễ dàng và an toàn hơn. Chúc các bạn luôn lái xe an toàn. Bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ

  • Địa chỉ: số 252 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0963 862 683
  • Website: https://banglaixegiare.com/

>>> Xem ngay: Cách đánh lái khi lùi xe ô tô

Rate this post
Back To Top