Dạy lý thuyết lái xe ô tô bằng B2, C và B1 – Mẹo làm bài mới nhất hiện nay

Bài thi lý thuyết lái xe ô tô bằng B2, C và B1 có khó không? Cách học lý thuyết lái xe B2, C và B1 sao cho hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức? Đây là một trong những câu hỏi Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ nhận được rất nhiều trong quá trình đào tạo cho hàng chục nghìn học viên.

Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như trên thì hãy tìm ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây.

cách học lý thuyết lái xe b2

Mục lục

1. Giới thiệu về phần thi lý thuyết bằng lái xe ô tô hạng B2, C và B1

1.1. Hai lần thi lý thuyết: thi chứng chỉ và thi sát hạch

Bạn sẽ phải thi lý thuyết bằng lái ô tô hạng B2, C và B1 hai lần, một lần khi thi chứng chỉ tốt nghiệp lái xe và lần còn lại là khi thi sát hạch. Nếu bạn chưa biết rõ về kỳ thi tốt nghiệp lái xe, bạn có thể tham khảo tại: https://banglaixegiare.com/thi-chung-chi-lai-xe-b2-b1-c/

dạy lý thuyết lái xe b2

1.2. Cấu trúc đề thi lý thuyết bằng lái xe ô tô

Kể từ 01/08/2020, Tổng Cục Đường Bộ đã chính thức áp dụng bộ 600 câu hỏi lý thuyết vào đề thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô (tham khảo tại: https://www.baogiaothong.vn/nong-lui-thoi-gian-ap-dung-bo-600-cau-hoi-thi-bang-lai-xe-den-182020-d463680.html). Mỗi hạng bằng sẽ có số lượng câu hỏi/1 đề thi và thời gian thi khác nhau, chứ không áp dụng 30 câu hỏi/1 đề thi cho tất cả các hạng bằng như trước kia nữa.

day ly thuyet lai xe oto b2

1.2.1. Với hạng bằng B1

Đối với bài thi lý thuyết bằng B1, đề thi sẽ gồm 30 câu hỏi. Thời gian làm bài trong 20 phút. Thí sinh bắt buộc phải trả lời đúng ít nhất từ 28 câu trở lên và không bị sai bất kì câu nào trong danh sách câu điểm liệt.

>>> Xem thêm: 60 câu hỏi điểm liệt thi bằng ô tô

Đề thi B1 được lược bỏ 26 câu trong bộ 600 câu hỏi, vì vậy chỉ còn 574 câu chia thành 20 bộ đề thi. Cụ thể cấu trúc đề thi B1 được chia thành 6 phần kiến thức:

  • Phần 1: 8 câu hỏi trong bộ 166 câu về khái niệm và quy tắc giao thông (từ câu 1 đến câu 166), trong đó có 45 câu điểm liệt
  • Phần 2: 2 câu hỏi trong bộ 21 câu về văn hóa và cách ứng xử khi lái xe (từ câu 193 đến câu 213), trong đó có 4 câu điểm liệt
  • Phần 3: 1 câu hỏi trong bộ 56 câu về kỹ thuật và kỹ năng khi lái xe (từ 214 đến câu 269), trong đó 11 câu điểm liệt
  • Phần 4: 1 câu hỏi trong bộ 35 câu hỏi về cấu tạo cơ bản và sửa chữa xe ô tô (từ câu 270 đến câu 304)
  • Phần 5: 9 câu hỏi trong bộ 182 câu hỏi về các hệ thống biển báo đường bộ (từ câu 305 đến câu 486)
  • Phần 6: 9 câu hỏi trong bộ 114 câu về các thế sa hình (từ câu 487 đến câu 600)

1.2.2. Với hạng bằng B2

Đối với bài thi lý thuyết bằng B2, đề thi sẽ gồm 35 câu hỏi. Thời gian làm bài trong 22 phút. Thí sinh bắt buộc phải trả lời đúng ít nhất từ 32 câu trở lên.

Đề thi B2 sẽ lấy trong bộ 600 câu hỏi do Tổng Cục Đường Bộ VN ban hành. Cụ thể cấu trúc đề thi sát hạch lý thuyết bằng B2 như sau:

  • 1 câu hỏi phần khái niệm
  • 7 câu hỏi về quy tắc giao thông
  • 1 câu hỏi nghiệp vụ vận tải
  • 1 câu về tốc độ khoảng cách
  • 1 câu hỏi về văn hóa & đạo đức người lái xe
  • 2 câu hỏi về kỹ thuật lái xe
  • 1 câu hỏi về cấu tạo sữa chữa
  • 10 câu hỏi biển báo
  • 10 câu hỏi sa hình kèm theo
  • 1 câu hỏi điểm liệt (tình huống gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng)

1.2.3. Với hạng bằng C

Phần thi lý thuyết hạng bằng C gồm 40 câu hỏi, thời gian làm bài trong 24 phút. Đối với hạng C, số câu hỏi thí sinh phải trả lời đúng tối thiểu là 36/40 câu. Cụ thể gồm:

  • 1 câu về khái niệm
  • 1 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng
  • 7 câu về quy tắc giao thông
  • 1 câu về nghiệp vụ vận tải
  • 1 câu về tốc độ, khoảng cách
  • 1 câu về văn hoá giao thông và đạo đức người lái xe
  • 2 về kỹ thuật lái xe
  • 1 câu về cấu tạo sửa chữa
  • 14 câu về hệ thống biển báo hiệu đường bộ
  • 11 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông

1.3. Cấu trúc bộ đề 600 câu hỏi lý thuyết thi bằng ô tô

hướng dẫn học lý thuyết b2

Bộ đề 600 câu hỏi ôn tập lý thuyết thi bằng ô tô được chia thành 7 chương:

  • Chương 1: Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ
  • Chương 2: Nghiệp vụ vận tải
  • Chương 3: Văn hóa, đạo đức người lái xe
  • Chương 4: Kỹ thuật lái xe
  • Chương 5: Cấu tạo và sửa chữa xe
  • Chương 6: Biển báo hiệu đường bộ
  • Chương 7: Giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông

1.4. Quy trình học lý thuyết lái xe nhanh, tiết kiệm thời gian và công sức

Việc học lý thuyết lái xe ô tô sẽ trở nên nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm tối đa thời gian và công sức của học viên nếu bạn áp dụng đúng quy trình dưới đây

  • Bước 1: Học mẹo lý thuyết bằng B2, C và B1
  • Bước 2: Tải app thi thử lý thuyết về điện thoại
  • Bước 3: Áp dụng các mẹo đã được học vào giải đề
  • Bước 4: Xem lại các câu làm sai, đọc kỹ phần giải thích
  • Bước 5: Làm lại các đề thi đến khi thật nhuần nhuyễn

cách thi lý thuyết b2

2. Mẹo học lý thuyết lái xe B2, C và B1

2.1. Mẹo học lý thuyết – Phần luật giao thông

2.1.1. Mẹo trả lời các câu hỏi về khái niệm

A/ Nhìn đáp án

Nếu đáp án nào chứa các cụm từ dưới đây thì chọn luôn đáp án đó, không cần đọc hết câu hỏi và các đáp án khác

  • Nghiêm cấm, bị nghiêm cấm
  • Không được
  • Bắt buộc
  • Phải có phép của cơ quan có thẩm quyền
  • Phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép
  • Giảm tốc độ
  • Về số thấp, gài số
  • Dùng thanh nối cứng
  • Báo hiệu tạm thời
  • Hiệu lệnh người điều khiển giao thông
  • Phương tiện giao thông đường sắt
  • Đèn chiếu xa sang gần
  • Đèn chiếu gần
  • Không thể tháo rời

B/ Câu hỏi chứa các chữ: Phải, Quan sát, Kiểm tra, Bảo dưỡng, Ở, Tại, Trên, Xe chữa cháy

Nếu gặp các câu hỏi có chứa các cụm từ trên thì chọn ý trả lời DÀI NHẤT.

C/ Đáp án dạng liệt kê

Các đáp án dạng liệt kê về: Hành vi; Trách nhiệm; Nghĩa vụ; Đạo đức; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Tham gia giao thông. Hãy chọn đáp án “cả 02 đáp án trên” hoặc “tất cả các đáp án trên”,…

D/ Đối với các câu hỏi khái niệm cần lưu ý

Câu hỏi chứaĐáp án
Dải phân cáchChọn đáp án 1
Đường phốChọn đáp án 1
Đường chínhChọn đáp án 1
Đường cao tốcChọn đáp án 1
Giới hạn đường bộChọn đáp án 1
Vạch kẻ đườngChọn đáp án 1
Phần đường xe chạyChọn đáp án 1
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộChọn đáp án 1
Xe quá tải trọng đường bộChọn đáp án 1
Đỗ xeChọn đáp án 1
Dừng xeChọn đáp án 1
Đường ưu tiênChọn đáp án 2
Hàng nguy hiểmChọn đáp án 2
Hoạt động vận tải đường bộChọn đáp án 2
Làn xeChọn đáp án 2
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộChọn đáp án 2
Vận tải đa phương thứcChọn đáp án 2
Hàng siêu trọngChọn đáp án 3
Quá tải, quá khổ, vận chuyển hàng hoá nguy hiểmChọn cơ quan có thẩm quyền cấp phép
Cấm đi, cấm đổ, cấm dừng…Chọn UBND tỉnh quản lý
Xe chở người và hàng hoá nguy hiểmChọn chính phủ quản lý
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộChọn kể cả xe máy điện
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộChọn kể cả xe đạp máy
Làn đườngChọn câu có cụm từ “an toàn giao thông”
Phần đường xe chạyChọn câu không có cụm từ “an toàn giao thông”

2.1.2. Hướng dẫn học lý thuyết – các câu hỏi về tốc độ xe

Với các câu hỏi về tốc độ xe trong khu vực đông dân cư, nếu câu hỏi chứa

  • 40km/h: Chọn đáp án 1
  • 80km/h: Chọn đáp án 1
  • 70km/h: Chọn đáp án 2
  • 50km/h: Chọn đáp án 3
  • 60km/h: Chọn đáp án 4

cách học lý thuyết bằng c

2.1.3. Dạy lý thuyết lái xe ô tô – các câu hỏi về dấu bằng lái

Câu hỏiĐáp án
B2 lái xe chở khách dưới 9 chỗ, xe tải dưới 3.5 tấnChọn đáp án 2
C lái xe chở khách dưới 9 chỗ, xe trên tải trên 3.5 tấnChọn đáp án 3
FCChọn đáp án 2
FEChọn đáp án 1
Tuổi tối đa lái xe hạng EChọn đáp án 55 tuổi/nam và 50 tuổi/nữ
Xe tảiChọn đáp án 25 năm
Chở người > 9 chỗChọn đáp án 20 năm

2.1.4. Mẹo trả lời các câu hỏi về kỹ thuật máy thiết bị

cách thi lý thuyết bằng c

Các câu hỏi về công dụng:

  • Công dụng của hệ thống truyền lực của ô tô là dùng để truyền
  • Công dụng của hệ thống phanh là dùng để giảm tốc độ
  • Công dụng của động cơ ô tô là dùng để biến nhiệt năng thành cơ năng
  • Công dụng của hộp số ô tô là dùng để thay đổi chuyển động tiến hoặc lùi
  • Công dụng của hệ thống lái là dùng để chuyển hướng
  • Công dụng của ly hợp là dùng để truyền hoặc ngắt chuyển động
  • Động cơ 2 kỳ (2 hành trình); 4 kỳ (4 hành trình)
  • Yêu cầu của kính chắn gió phải là loại kính an toàn
  • Yên cầu kỹ thuật đối với dây đai an toàn phải hãm giữ chặt tài xế và hành khách
  • Khi vào số tiến hoặc lùi xe ô tô số tự động phải đạp phanh chân hết hành trình
  • Khi quay đầu xe phải đưa đầu xe về phía nguy hiểm
  • Điều khiển tăng số phải nhip nhàng, chính xác
  • Điều khiển xe ô tô tới gần xe ngược chiều vào ban đêm phải chuyển đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần
  • Khi nhả phanh tay phải kéo cần phanh tay về phía sau đồng thời bóp khóa hãm rồi mới nhả phanh tay hoàn toàn
  • Khi khởi hành ô tô trên đường bằng phải đạp hết ly hợp côn
  • Điều kiện ô tô trên đường trơn thì không được đánh lái đột ngột và phanh gấp

CHÚ Ý:

  • Không được chọn đáp án: “cả 2 ý trên” HOẶC “tất cả đều đúng”
  • Phương tiện giao thông đường bộ có 2 loại: Cơ giới + Thô sơ
  • Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm: Cơ giới + Thô sơ + Xe máy chuyên dùng ( xe ủi, xe lu…)
  • Trên đường có nhiều làn đường thì: Chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép và Xe thô sơ đi lề bên phải trong cùng

2.1.5. Mẹo học lý thuyết lái xe B2 – các câu hỏi về độ tuổi tham gia giao thông

Câu hỏiĐáp án
16 tuổiChọn xe máy dưới 50 cm3
18 tuổiChọn hạng A1, A2, B1, B2
21 tuổiChọn hạng C
24 tuổiChọn hạng D
27 tuổiChọn hạng E
Nam đến 60 tuổi, nữ đến 55 tuổiChọn hạng B1

2.1.6. Các câu hỏi về niên hạn sử dụng xe

Nếu gặp các câu hỏi về niên hạn sử dụng xe, học viên chỉ cần ghi nhớ 2 con số:

  • Xe tải: 25 năm
  • Xe ô tô trên 9 chỗ: 20 năm

2.1.7. Các câu hỏi về kỹ thuật lái xe

Câu hỏiĐáp án
Khi quay đầuChọn đáp án 1
Điều khiển tăng sốChọn đáp án 1
Điều khiển ô tô tới gần xe chạy ngược chiều vào ban đêmChọn đáp án 1
Điều khiển ô tô rẽ tráiChọn đáp án 1
Thao tác mở cửa khi ô tô đã đỗ sát vào lề đường bên phảiChọn đáp án 1
Lái xe ô tô qua đường sắt không rào chắn…Chọn đáp án 1
Khi đèn pha của xe ô tô chạy ngược chiều gây chói mắt…Chọn đáp án 1
Khi nhả phanh tayChọn đáp án 2
Khi khởi hành ô tô trên đường bằngChọn đáp án 2
Khi vừa có xe đi ngược chiều tới gần và vừa có xe phía sau cố tình muốn vượt, người lái xe xử lý như thế nàoChọn đáp án 2
Tầm nhìn bị hạn chế bởi sương mùChọn đáp án 2
Điều khiển ô tô giảm sốChọn đáp án 2
Điều khiển ô tô trên đường trơnChọn đáp án 2
Điều khiển xe vượt qua rãnh lớn cắt ngang mặt đườngChọn đáp án 3
Khi tránh nhau trên đường hẹpChọn đáp án 1&2
Thao tác điều khiển xe qua đường sắtChọn đáp án 1&2
Điều khiển xe vào lúc trời mưa to hoặc có sương mùChọn đáp án 1&2
Điều khiển đỗ xe ô tôChọn đáp án 1&3

2.2. Mẹo học lý thuyết – Phần biển báo

2.2.1. 5 nhóm nhóm biển báo cần nhớ

  • Biển báo nguy hiểm
  • Biển báo cấm
  • Biển báo hiệu lệnh
  • Biển báo chỉ dẫn
  • Biển báo phụ

2.2.2. 2 quy tắc cần nhớ

  • Nếu đã cấm xe nhỏ thì đồng thời cấm cả xe lớn 
  • Nếu đã cấm xe lớn thì không cấm xe nhỏ 

2.2.3. 5 sơ đồ cần nhớ

  • Xe con -> Xe khách -> Xe tải -> Xe máy kéo -> Xe kéo móc
  • Cấm 2 bánh -> cấm 3 bánh -> không cấm 4 bánh
  • Cấm 4 bánh -> cấm 3 bánh -> không cấm 2 bánh
  • Nếu cấm rẽ trái đồng nghĩa với cấm cả quay đầu
  • Nếu chỉ cấm quay đầu thì không cấm rẽ trái

2.2.4. Một số mẹo khác cần nhớ

  • Những câu hỏi có dấu ngoặc kép: là hỏi tên biển báo đó
  • Những câu hỏi không có dấu ngoặc kép: là hỏi ý nghĩa của biển báo đó
  • Biển báo hiệu lệnh có 2 mũi tên (đặt trước ngã 3, 4) thì được phép quay đầu xe đi theo hướng ngược lại
  • Quy tắc vạch kẻ đường: Vạch màu vàng là vạch phân chiều còn Vạch màu trắng là vạch phân làn

2.2.5. Dấu hiệu nhận biết các biển báo

dạy lý thuyết lái xe hạng c

  • Biển nguy hiểm: có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu
  • Biển cấm: có hình tròn viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ
  • Biển hiệu lệnh: chủ yếu có quy cách hình tròn, hình chữ nhật màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. Khi hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng
  • Biển chỉ dẫn: có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên. Nếu biển có nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số biển chỉ dẫn khác
  • Biển phụ: có hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Các biển có nền là màu trắng, hình vẽ và chữ viết màu đen hoặc có nền là màu xanh lam, chữ viết màu trắng

2.3. Mẹo học lý thuyết – Phần sa hình

cách học lý thuyết bằng b2

2.3.1. Thứ tự xét sa hình

  1. Xét xe trong giao lộ
  2. Xét xe ưu tiên (Chữa cháy -> Quân sự -> Công an -> Cứu thương )
  3. Xét xe đường ưu tiên (dựa vào biển báo)
  4. Xét xe bên phải không vướng (từ ngã 4)
  5. Xét xe: rẽ phải trước, sau đó đến đi thẳng, tiếp đến rẽ trái, cuối cùng là quay đầu

2.3.2. Xử lý tình huống

Khi gặp các câu hỏi về xử lý tình huống trong bài thi sa hình cần đặc biệt chú ý đến thứ tự các xe

  • 2 hình giống nhau thì chọn theo quy tắc: Phải, thẳng, trái (nếu 2 xe cùng phải thì chọn xe)
  • Có vòng xuyến: nhường bên trái
  • Không vòng xuyến: nhường bên phải

2.3.3. Một số mẹo trả lời câu hỏi sa hình khác

  • Câu hỏi có vòng xuyến chọn đáp án nhường bên trái
  • Câu hỏi không có vòng xuyến chọn đáp án nhường bên phải
  • Câu hỏi 2 hình giống nhau chọn theo quy tắc chọn đáp án theo quy tắc phải, thẳng, trái
  • Câu hỏi xe nào chấp hành đúng hướng mũi tên: chọn đáp án 2
  • Câu hỏi thấy công an giao thông: chọn đáp án 3

2.4. Những mẹo học lý thuyết lái xe ô tô khác có thể áp dụng

hướng dẫn học lý thuyết lái xe b2

Lưu ý nắm vững một số mẹo học lý thuyết khác có thể hữu ích với bạn trong quá trình làm bài:

  • Nồng độ cồn trong máu giới hạn là 80, giới hạn trong khí thở là 40 (không cần nhớ đơn vị đo)
  • Thấy chữ đường bộ chọn ngay đáp án 2
  • Các câu hỏi về quy định khi tham gia giao thông. Câu có từ “nguy hiểm” và “đặc biệt” chọn đáp án có từ “chính phủ”. Câu hỏi có “địa phương quản lý” chọn “UBND Tỉnh”. Các câu còn lại chọn đáp án “bộ giao thông” và “cơ quan quản lý giao thông”
  • Câu sa hình có 4 xe thì chọn đáp án 3, trừ câu 300 đáp án 1
  • Chọn đáp án 2 khi thấy tuổi lái xe
  • Câu hỏi yêu cầu của hệ thống lái chọn ngay đáp án 1
  • Câu hỏi đường cao tốc mà có 2 đáp án thì chọn đáp án 1
  • Cấm kéo còi từ 22h đến 5h sáng, còi vang xa 100m, âm lượng còi từ 65 – 115 dB
  • Câu hỏi có từ kinh doanh vận tải xe buýt thì chọn đáp án nào dài hơn
  • Chọn ngay các đáp án có những từ “tuyệt đối không”, “tuyệt đối cấm”, “cấm”
  • Độ rơ tay lái của Xe con là 100. Xe khách >12 chỗ là 200. Của xe tải >1.5 tấn là 250
  • Câu hỏi công dụng hộp số chọn ngay đáp án 1
  • Gương chiếc hậu nhìn sau 20m
  • Mục đích điều khiển trong hình số 3 số 8: chọn đáp án 1
  • Cứ gặp câu hỏi cách đường ray bao nhiêu thì là 5m

3. Thi thử lý thuyết lái xe ô tô B2, B1, C

Sau khi đã nắm vững kiến thức nền tảng cũng như các mẹo làm bài, trước khi bước vào kỳ thi sát hạch bạn nên trực tiếp thi thử lái xe ô tô B2, B1, C online để quen với cấu trúc đề thi. Các bài thi thử được xây dựng và tổng hợp dựa trên tài liệu lý thuyết lái xe của Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam nên cực ký chính xác và sát với đề thi thật.

Link thi thử: 

cách học lý thuyết lái xe

4. Video dạy lý thuyết lái xe ô tô – bí quyết làm bài ai cũng phải biết

Trên đây là cách học lý thuyết lái xe B2, C và B1. Mong rằng các mẹo trên sẽ giúp bạn vượt qua phần thi lý thuyết một cách dễ dàng. Bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ tại

  • Địa chỉ: số 252 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0963 862 683
  • Website: https://banglaixegiare.com/

>>> Xem thêm: học lái xe B2

Rate this post
Back To Top