Giấy phép lái xe là chứng chỉ được Sở Giao thông vận tải các Tỉnh hoặc Tổng Cục Đường Bộ cấp cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Trong đó, bằng lái xe ô tô là một loại bằng lái xe rất phổ biến. Và để có được GPLX loại này, thí sinh phải học và dự thi sát hạch. Vậy quá trình học lái xe ô tô có khó không?
Hãy cùng Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ tìm ngay đáp án trong bài viết này.
Mục lục
1. Học lái xe oto có khó không?
Hiện nay, các loại bằng lái dành cho người điều khiển ô tô gồm có bằng B1, B2, C, D, E, FB2, FC,… Trong đó thì GPLX hạng B2, B1 và C là có thể đăng ký học trực tiếp. Vậy việc học và thi bằng B2, B1, C khó không?
1.1. Nếu luật mới được áp dụng trong thời gian tới
Theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sẽ có 2 nội dung mới về học và thi bằng lái xe ô tô nhằm góp phần trang bị kiến thức, văn hóa ứng xử của người điều khiển phương tiện giao thông.
1.1.1. Giám sát giờ học lý thuyết và thực hành
Trong luật đào tạo và sát hạch giấy phép lái xe sửa đổi trình bày rõ nội dung: theo dõi việc học lái xe B2, B1 hay các hạng GPLX ô tô khác thông qua thiết bị giám sát đủ tiêu chuẩn và truyền thông tin trực tiếp về Tổng Cục Đường Bộ. Đơn vị đào tạo triển khai lắp đặt ứng dụng công nghệ nhận dạng học viên. Áp dụng cho chương trình đào tạo GPLX từ hạng B1 trở lên.
Người dự thi cấp giấy phép lái xe ô tô cần hoàn thành đầy đủ số buổi học lý thuyết và thực hành. Thời lượng học lý thuyết và thực hành sẽ phụ thuộc vào từng hạng bằng. Sẽ không còn chuyện học viên tự ôn lý thuyết tại nhà. Hoặc rảnh lúc nào thì học thực hành lái xe lúc đó như trước kia nữa.
1.1.2. Bổ sung thêm bài thi thực hành trên thiết bị mô phỏng
Điểm mới tiếp theo chính là bổ sung thêm phần học và thi thực hành trên thiết bị “mô phỏng”. Như vậy, phần thi thực hành lái xe ô tô sẽ gồm 3 phần: lái xe trên thiết bị mô phỏng, lái xe trong sa hình và lái xe trên đường trường.
Cấu tạo chung của thiết bị mô phỏng bao gồm: hệ thống máy tính, phần mềm mô phỏng và cabin đào tạo. Hệ thống này sẽ mô phỏng tất cả các bài thi sa hình như: xuất phát, dừng xe và khởi hành ngang dốc,… và cả những tình huống lái xe trong thực tế.
Việc bổ sung thêm phần mô phỏng sẽ ảnh hưởng đến hai phần
- Một là việc học lái xe ô tô chắc chắn sẽ khó hơn vì có thêm bài thi mới
- Hai là học phí học lái xe ô tô cũng sẽ tăng lên so với thời điểm hiện tại
1.2. Đối với luật hiện hành học lái xe ô tô có khó không?
1.2.1. Về lý thuyết: số lượng câu hỏi lớn và có thêm câu điểm liệt
Bộ câu hỏi thi sát hạch cấp giấy phép lái xe – phần lý thuyết trước kia chỉ có 450 câu hỏi. Nhưng bắt đầu từ 01/08/2020 thì số lượng câu hỏi đã tăng lên thành 600 câu.
Trong 600 câu hỏi trên có 60 câu hỏi điểm liệt về những tình huống gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng. Mỗi đề thi lý thuyết sẽ được bố trí 1 – 2 câu điểm liệt. Chỉ cần trả lời sai câu điểm liệt, bạn sẽ thi trượt phần lý thuyết dù cho tất cả các câu hỏi khác bạn đều trả lời đúng hết.
Số lượng câu hỏi trong 1 đề thi cũng tăng từ 20 lên 25 câu hỏi, số câu yêu cầu trả lời đúng tăng từ 16 lên 21 câu.
1.2.2. Về thực hành: có nhiều bài thi khó
Phần thực hành được xem là nỗi ám ảnh đối với tất cả thí sinh thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô. Với hệ thống chip cảm biến ngày càng hiện đại thì độ chính xác trong việc chấm thi phần sát hạch càng cao. Chỉ cần không để ý một chút thôi là bạn sẽ mất nhẹ thì 5 điểm, nặng thì truất luôn quyền thi sát hạch.
Trong đó, có một số bài được đánh giá là khó và nhiều thí sinh chấp nhận mất điểm gồm
- Dừng xe và khởi hành ngang dốc (đề pa): chấp nhận dừng non mất 5 điểm
- Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc: đè vạch giới hạn qua vệt bánh xe mất 5 điểm
- Ghép ngang: chip không nhận bài, bị truất luôn quyền thi sát hạch
1.2.3. Về tâm lý
Tâm lý là yếu tố tác động rất lớn đến kết quả trong việc học và thi bằng lái xe ô tô. Rất nhiều bạn khi học lái xe rất tốt nhưng khi đi thi kết quả không như mong đợi do bị tác động về tâm lý, mà phần lớn là do những người thi trước đã thi trượt tạo nên. Tỉ lệ thí sinh thi trượt trong 1 ca thi không phải ít, thường dao động từ 30% – 40%, thậm chí có ca thi 60% thí sinh thi trượt.
1.2.4. Về cách sử dụng côn, phanh và ga
Việc điều khiển phương tiện ô tô, xe tải, xe khách không hề đơn giản. Đặc biệt đối với học viên mới bắt đầu học chưa thể nhận diện các bộ phận điều khiển trên xe. Côn, phanh, ga là là bộ phận được sử dụng thường xuyên khi lái xe. Nếu đạp nhầm một trong ba bộ phận này không đúng mục đích lái xe sẽ gây ra nguy hiểm khôn lường.
Học lái xe oto có khó không? Không khó nếu như học viên đã thành thạo kỹ năng sử dụng côn, phanh và ga. Những điều này chỉ có ở những tài xế chuyên nghiệp hoặc đã người đã tiếp xúc với phương tiện trong thời gian dài. Học viên cần trải qua quá trình thực hành thường xuyên để khắc phục vấn đề này.
1.2.5. Về cách sử dụng số
Số cũng là một cản trở lớn cho người học lái xe ô tô, bởi mỗi dòng xe sẽ có kết cấu hộp số và cách sử dụng khác nhau. Nếu bạn học lái xe B1, bạn sẽ làm quen với xe số tự động, nếu bạn học lái xe B2 hay hạng C, bạn sẽ làm quen với xe số sàn.
Điều quan trọng nhất là dù có sử dụng hộp số nào, bạn phải biết các tính năng, lưu ý, dải tốc độ phù hợp, các sang số, trả số,… để có thể lái xe an toàn. Có được điều đó thì không còn cách nào khác là tập luyện.
1.2.6. Về cách sử dụng phanh tay
Phanh tay trên xe ô tô có chức năng và cách hoạt động rất khác với phanh tay của xe máy. Với xe máy thì phanh tay được dùng để giảm tốc độ nhưng trên ô tô phanh tay được sử dụng để cố định vị trí của xe, tránh bị trôi hay tuột dốc. Học cách sử dụng phanh tay an toàn cũng không dễ với những ai mới học lái xe ô tô.
KẾT LUẬN: Với những phân tích bên trên, câu trả lời cho câu hỏi học và thi bằng lái xe ô tô có khó không là CÓ.
2. Làm thế nào để việc học và thi bằng lái xe ô tô dễ hơn?
2.1. Học lái xe ô tô càng sớm càng tốt kể cả khi chưa có xe
Có một thực tế rằng bạn càng trẻ tuổi thì tỉ lệ bạn thi đỗ bằng ô tô ngay trong lần thi đầu tiên càng cao. Lý do bởi khả năng nhận thức, khả năng học tập, tốc độ phản ứng của người trẻ tốt hơn rất nhiều so với người lớn tuổi.
Vì thế, hãy học lái xe ô tô càng sớm càng tốt, kể cả khi bạn chưa có xe. Lý do không chỉ là tuổi trẻ thì tỉ lệ đỗ cao hơn mà khi bạn đã có bằng cũng sẽ tạo động lực để bạn sớm mua xe, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.2. Không tự học lái xe ở nhà, nên tham gia khóa học tại trung tâm
Đã có rất nhiều trường hợp thí sinh lựa chọn tự học lái xe ô tô tại nhà. Kết quả thường không tốt do không được đào tạo bài bản và chuẩn xác. Sau đó phải nộp hồ sơ thi lại, vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền bạc.
Tốt nhất bạn nên đến trung tâm, cơ sở hoặc trường dạy lái uy tín để học. Đây là nơi bạn được trang bị đầy đủ kiến thức về phần lý thuyết và cả phần thực hành. Có đủ kiến thức chính là tiền đề quan trọng giúp thi đỗ bằng lái xe ô tô ngay trong lần thi đầu tiên.
>>> Xem thêm: Top 10 trung tâm dạy lái xe ô tô uy tín nhất Hà Nội
Để lựa chọn trung tâm đào tạo lái xe ô tô uy tín, học viên có thể tham khảo một số tiêu chí đánh giá như sau:
2.2.1. Xem chất lượng xe tập lái
Phương tiện tập lái gắn liền với quá trình và kết quả học thực hành lái xe của học viên. Các loại xe quá cũ gây nên tâm lý chán nản khiến học viên không muốn tập thực hành. Để có được kết quả sát hạch tốt nhất thì học viên nên lựa chọn đơn vị đào tạo có dàn xe tập đời mới, chất lượng tốt. Các dòng xe tập lái phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể tới như: Vios, Cerato, Altis,…
2.2.2. Chương trình giảng dạy cụ thể
Học viên nên chọn trung tâm đưa ra chương trình dạy học cụ thể: tổng thời gian học là bao lâu, chia làm bao nhiêu buổi, mỗi buổi sẽ học những gì, sân tập ở đâu, có được tập vào thời gian rảnh như buổi tối hay cuối tuần không,…
2.2.3. Chất lượng giảng viên
Giảng viên có trách nhiệm hướng dẫn học viên kiến thức và kỹ năng lái xe. Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp giúp nâng cao tỷ lệ thi đỗ của học viên. Vì vậy hãy lựa chọn cơ sở đào tạo có giảng viên nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm giảng dạy và kiên nhẫn với học viên.
2.3. Nắm rõ về Luật giao thông đường bộ
Luật giao thông đường bộ là phần chiếm tỉ trọng lớn trong bộ câu hỏi thi lý thuyết lái xe ô tô. Nắm rõ phần này không chỉ giúp bạn thi tốt mà còn giúp bạn rất nhiều khi lái xe trong thực tế. Không nắm rõ luật thì việc bạn vi phạm và bị xử phạt là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
2.4. Tâm lý thoải mái và xác định học là cho bản thân mình
Không nên tự tạo ra áp lực trong suốt quá trình học và thi cấp GPLX. Hãy coi đây như là một bài kiểm tra bình thường, không đỗ thì có thể nộp tiền và thi lại ngay sau vài ngày, rất đơn giản, cứ thi đến khi nào đỗ thì thôi.
2.5. Thực hành lái xe càng nhiều càng tốt và với sự tập trung cao nhất
Các cụ đã có câu “trăm hay không bằng tay quen” ám chỉ một việc nào đó nếu được thực hiện nhiều lần, ngày này qua ngày khác thì sớm muộn cũng trở nên đơn giản và dễ dàng. Và với học lái xe ô tô cũng thế, bạn cứ chăm chỉ luyện tập thì khả năng lái xe sẽ được nâng cao từng ngày.
3. Video hướng dẫn học lái xe ô tô
Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi học lái xe ô tô có khó không? Bạn cần tư vấn thêm về các khóa học lái xe B1, B2 hay hạng C, đừng ngần ngại liên hệ với Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ tại
- Địa chỉ: số 252 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0963 862 683
- Website: https://banglaixegiare.com/
>>> Xem thêm: học lái xe bằng C