Hiện nay có các loại bằng lái ô tô, xe máy nào? Từng hạng bằng sẽ được điều khiển các loại phương tiện giao thông cụ thể nào?
Bài viết dưới đây của Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ sẽ giải đáp “tất tần tật” những thông tin về các hạng giấy phép lái xe hiện nay.
Mục lục
1. Các hạng bằng lái xe ô tô
Căn cứ theo quy định tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì bằng lái xe ô tô gồm các loại sau:
1.1. Bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động
Bằng lái ô tô – hạng B1 số tự động là hạng bằng được rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn học và thi.
Bằng B1 số tự động cấp cho người điều khiển xe số tự đông và không hành nghề lái xe, để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở khách đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho tài xế
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải tối đa không vượt quá 3.5 tấn
- Ô tô dùng cho người khuyết tật
Thời hạn sử dụng của bằng lái ô tô B1 tự động: đến đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ (tuổi nghỉ hưu). Giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp nếu người sở hữu trên 50 tuổi đối với nam và trên 45 tuổi đối với nữ.
Điều kiện học và thi bằng lái B1 số tự động rất đơn giản, chỉ cần là: công dân Việt Nam hoặc công dân ngoại quốc, đã đủ 18 tuổi và đủ sức khoẻ để lái xe.
Hồ sơ đăng ký học và thi bằng lái B1 số tự động:
- 01 đơn đăng ký dự thi
- 01 bản photo CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hạn sử dụng, không cần công chứng
- 01 giấy chứng nhận đủ sức khỏe để lái xe, cấp bởi cơ sở y tế cấp huyện trở lên
- 02 ảnh kích thước 3*4 hoặc 4*6 đều được
Cụ thể học phí học và thi bằng lái xe hạng B1 năm 2021 hiện nay có giá trung bình trên dưới 10.000.000 VNĐ tuỳ từng trung tâm và tuỳ vào thời gian đăng ký học, nhưng sẽ không có sự chênh lệch lớn về mức học phí.
1.2. Bằng lái ô tô hạng B1
Bằng lái xe hơi – hạng B1 (loại thường) cho phép lái cả xe số tự động và số sàn, không cho phép hành nghề lái xe kinh doanh, dịch vụ vận tải. Các loại xe được phép điều khiển sau khi học lái xe B1 gồm
- Ô tô chở khách đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho tài xế
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải tối đa không vượt quá 3.5 tấn
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải tối đa không vượt quá 3.5 tấn
Thời hạn sử dụng, điều kiện học và thi, hồ sơ đăng ký học cũng như lệ phí của bằng B1 tương tự với bằng B1 số tự động.
1.3. Bằng lái xe oto hạng B2
Bằng lái xe ô tô – hạng B2 là một trong các loại bằng thông dụng tại Việt Nam. Lý do là vì bằng B2 cho phép cá nhân có thể hành nghề lái xe, lái cả loại số sàn và số tự động, cụ thể là những loại xe sau đây:
- Xe ô tô chở khách từ 2 – 4 – 7 – 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi của lái xe)
- Ô tô tải, ô tô chuyên dùng, ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn
- Các loại xe quy định cho bằng B1
Thời hạn sử dụng bằng B2 là 10 năm kể từ ngày cấp. Sau 10 năm tài xế phải làm thủ tục gia hạn bằng, nếu quá thời gian quy định mà chưa gia hạn sẽ phải thi phục hồi. Điều kiện, hồ sơ đăng ký học lái xe B2 tương tự như bằng B1. Chi phí học B2 sẽ rẻ hơn bằng B1 khoảng từ 500.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ tuỳ cơ sở đào tạo.
1.4. Bằng lái oto hạng C
Bằng lái xe oto – bằng C cho phép tài xế điều khiển các phương tiện sau:
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế trên 3.5 tấn
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3.5 tấn trở lên
- Bao gồm các loại xe cho phép điều khiển tại bằng B1 và B2
Thời hạn bằng lái xe hạng C là 05 năm kể từ ngày cấp. Điều kiện đăng ký học lái xe bằng C sẽ khác với bằng B1 và B2 ở độ tuổi của thí sinh dự thi sát hạch là 21 tuổi trở lên. Hồ sơ đăng ký học và thi hạng bằng C tương tự với bằng B1 và B2.
Lệ phí thi bằng C ở mỗi Trung tâm có sự chênh lệch. Trung bình dao động từ 10.500.000 – 13.000.000 VNĐ.
1.5. Bằng lái xe hơi hạng D
Bằng lái oto – bằng D chủ yếu được các tài xế hành nghề lái xe chở khách lựa chọn học và thi. Bằng lái xe hạng D được lái các phương tiện sau đây:
- Ô tô chở khách tối đa đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi dành cho tài xế
- Các loại xe được phép điều khiển ở GPLX hạng B1, B2 và C
Thời hạn bằng lái xe hạng D: 5 năm kể từ ngày cấp. Học viên không thể học trực tiếp bằng lái xe hạng D. Để sở hữu bằng lái xe hạng D, tài xế phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về số km lái xe an toàn và số năm kinh nghiệm lái xe. Sau đó, thực hiện làm thủ tục nâng hạng bằng lái xe 1 dấu: nâng C lên D hoặc nâng hạng 2 dấu: nâng B2 lên D. Việc nâng dấu bằng D còn đòi hỏi thí sinh ít nhất phải có bằng tốt nghiệp từ cấp 2 hoặc tương đương đương.
Chi phí nâng hạng bằng D ở các Trung tâm dao động quanh mức 6.000.000 VNĐ.
1.6. Bằng lái xe 4 bánh hạng E
Bằng lái xe 4 bánh – bằng E là loại bằng lái xe cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển các loại xe ô tô chở khách cỡ lớn, từ 30 chỗ ngồi trở lên và các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1, B2, C, D.
Người sở hữu bằng lái xe hạng E được phép kinh doanh vận tải, hành nghề lái xe điều khiển các loại phương tiện như: xe ô tô khách (kể cả ô tô khách cỡ lớn, 45 chỗ ngồi), xe du lịch, xe khách giường nằm, xe buýt, xe tải, xe taxi, xe bán tải.
Tương tự như bằng D, bằng lái xe ô tô hạng E không thể học trực tiếp. Bạn chỉ có thể đăng ký nâng hạng bằng lái xe 1 dấu: nâng D lên E hoặc nâng hạng 2 dấu nâng C lên E. Chi phí nâng hạng bằng E ở các Trung tâm dao động từ 6.000.000 – 9.000.000 VNĐ.
1.7. Giấy phép lái xe ô tô hạng F
Bằng lái xe hạng F chỉ cấp cho những cá nhân đã sở hữu các loại bằng hạng B2, C, D và E. Loại bằng này dành để điều khiển các phương tiện các loại xe rơ moóc có trọng tải thiết kế trên 750KG, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa.
Thời hạn bằng lái xe hạng F: 5 năm kể từ ngày cấp.
Bằng lái xe ô tô hạng F được chia ra thành nhiều hạng. Quy định cụ thể như sau
1.7.1. Bằng lái xe ô tô hạng FB2
Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại bằng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2.
1.7.2. Bằng lái xe ô tô hạng FC
Bằng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại GPLX hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.
1.7.3. Bằng lái xe ô tô hạng FD
Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại bằng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.
1.7.4. Bằng lái xe ô tô hạng FE
Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại bằng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
2. Các hạng bằng lái xe máy
2.1. Giấy phép lái xe máy hạng A1
Các hạng bằng lái xe – Bằng A1 là loại GPLX cấp cho:
- Người điều khiển các loại xe máy hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3
- Người khuyết tật lái xe mô tô ba bánh chuyên dùng dành cho người khuyết tật
Thời hạn sử dụng bằng: Không thời hạn
>>> Xem thêm: thi bằng lái xe máy A1
2.2. Giấy phép lái xe máy hạng A2
Bằng A2 là loại GPLX cấp cho:
- Người điều khiển các loại xe máy hai bánh có dung tích xy lanh lớn hơn 175cm3 (hay còn gọi là xe phân khối lớn)
- Loại bằng này được phép điều khiển tất cả các loại xe quy định của hạng A1
Thời hạn sử dụng bằng: Không thời hạn
>>> Xem thêm: thi bằng A2
2.3. Giấy phép lái xe máy hạng A3
Bằng lái xe A3 là loại giấy phép lái xe cấp cho:
- Người điều khiển các loại xe mô tô ba bánh bao gồm cả xe lam và xe xích lô máy
- Loại bằng này được phép điều khiển tất cả các loại xe quy định của hạng A1
Thời hạn sử dụng bằng: Không thời hạn
2.4. Giấy phép lái xe máy hạng A4
Bằng lái xe A4 là loại giấy phép lái xe cấp cho người điều khiển các loại xe máy kéo có tải trọng dưới 1000kg. Thời hạn sử dụng bằng: 10 năm kể từ ngày cấp
3. Một số câu hỏi thường gặp về các loại bằng lái xe
3.1. Lái xe khách cần bằng gì?
- Nếu bạn muốn lái xe khách <= 30 chỗ ngồi, thì bạn cần có bằng D
- Nếu bạn muốn lái xe khách > 30 chỗ ngồi thì bạn cần có bằng E
3.2. Lái xe giường nằm hoặc xe bus cần bằng gì?
Với bằng E, chắc chắn bạn có thể lái được xe giường nằm hoặc xe bus. Còn đối với bằng D cho phép điều khiển xe với thông số cụ thể: chiều dài từ 6.2m đến 7.5m; chiều rộng từ 2.0m đến 2.5; chiều dài cơ sở: từ 3.1m đến 4.5m. Do đó, nếu bạn sở hữu bằng D bạn CÓ THỂ điều khiển xe giường nằm hoặc xe bus với điều kiện xe đó KHÔNG QUÁ 30 CHỖ NGỒI.
4. Video giải đáp về các loại giấy phép lái xe
https://www.youtube.com/watch?v=zMYTuFWE5n4
Trên đây là những thông tin cụ thể về các loại bằng lái xe ô tô và xe máy. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã hữu ích với bạn. Xin chào và hẹn gặp lại ở những bài viết sau!
Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ
- Địa chỉ: số 252 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0963 862 683
- Website: https://banglaixegiare.com/