Bạn đang có nhu cầu học lái xe B2, B1 hoặc hạng C. Bạn phân vân không biết quy trình và điều kiện thi bằng lái xe B2, B1, C như thế nào? Bạn sẽ tìm được câu trả lời ngay trong bài viết này qua những chia sẻ của Trung tâm Bằng lái xe giá rẻ!
Mục lục
1. Quy trình học và thi lái xe ô tô hạng B2, B1 và hạng C
Quy trình học và thi lái xe ô tô hạng B2, B1 và hạng C diễn ra trong vòng 5 bước. Cụ thể như sau
1.1. Bước 1: Nộp hồ sơ
Bộ hồ sơ thi bằng lái ô tô hạng B2, B1 và C gồm có
- Đơn đăng ký thi sát hạch lái xe ô tô hạng B1, B2, C (có mẫu sẵn, các đơn vị tiếp nhận hồ sơ sẽ cung cấp cho học viên)
- Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (không cần công chứng, nếu chưa có đến Trung tâm để được photo miễn phí)
- Giấy khám sức khỏe dành cho người lái xe cấp bởi bệnh viện tuyến huyện trở lên, thời hạn không quá 6 tháng (học viên có thể tự đi khám hoặc khám nhanh qua bệnh viện liên kết của Trung tâm)
- 10 ảnh 3*4 hoặc 4*6 (chưa có đến Trung tâm chụp miễn phí)
- Bản sao các loại giấy phép lái xe khác đang sở hữu (nếu có)
1.2. Bước 2: Học lý thuyết và thực hành
1.2.1. Học lý thuyết và thực hành theo luật hiện tại
Theo luật hiện hành, lịch học lý thuyết và thực hành sẽ được linh động theo thời gian rảnh của học viên. Học viên rảnh lúc nào học lúc đó, kể cả vào buổi tối hay những ngày cuối tuần đều được. Lưu ý, để thuận lợi, học viên nên báo trước cho Trung tâm 1 buổi để sắp xếp giảng viên.
1.2.2. Học lý thuyết và thực hành theo luật mới sắp được áp dụng
Theo luật hiện nay, việc học và sát hạch lái xe ô tô theo 03 phần: Lý thuyết – Lái xe trong sa hình – Lái xe trên đường trường. Tuy nhiên, theo bộ luật mới dự kiến được áp dụng từ tháng 3/2022, kỳ thi sát hạch bằng lái ô tô gồm có 4 bài thi:
- Bài 1: Sát hạch lý thuyết
- Bài 2: Thi phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông
- Bài 3: Thực hành lái xe sa hình
- Bài 4: Thực hành lái xe đường đường
Ngoài việc bổ sung thêm phần thi mới, việc học lý thuyết và thực hành cũng sẽ được giám sát chặt chẽ. Các Trung tâm đào tạo lái xe phải lắp đặt các thiết bị theo dõi đủ tiêu chuẩn, truyền thông tin trực tiếp về Tổng cục Đường Bộ. Do đó, sẽ không còn chuyện rảnh lúc nào học lúc đó như trước kia nữa, tất cả sẽ phải theo lịch cố định.
Vì vậy, hãy tranh thủ đăng ký học lái xe B1, B2 hay hạng C ngay lúc này bạn nhé.
1.3. Bước 3: Thi chứng chỉ tốt nghiệp
Sau khi kết thúc khoá học, học viên phải tham gia kỳ thi để lấy chứng chỉ tốt nghiệp. Đây là kỳ thi không khác gì khi đi thi sát hạch, vẫn có đủ các phần lý thuyết và thực hành, cơ chế chấm điểm cũng y hệt. Có chứng chỉ tốt nghiệp bạn mới đủ điều kiện để dự thi sát hạch lái xe ô tô.
Chi tiết về kỳ thi này, bạn có thể tham khảo tại: https://banglaixegiare.com/thi-chung-chi-lai-xe-b2-b1-c/
1.4. Bước 4: Dự thi sát hạch
1.4.1. Thi lý thuyết
Kể từ 01/08/2020, Tổng Cục Đường Bộ đã chính thức áp dụng bộ 600 câu hỏi vào thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô, thay thế cho bộ 450 câu hỏi đã không còn phù hợp với thực tế.
Đặc biệt trong bộ câu hỏi có bổ sung thêm 60 câu điểm liệt, trả lời sai câu điểm liệt coi như thi trượt phần lý thuyết. Cấu trúc và thời gian thi lý thuyết ở các hạng bằng cũng cũng có nhiều điểm đổi mới. Cụ thể
- Với hạng bằng B1, bài thi lý thuyết sẽ gồm 30 câu hỏi. Thời gian làm bài trong 20 phút. Thí sinh bắt buộc phải trả lời đúng ít nhất từ 28 câu trở lên
- Với hạng bằng B2, bài thi lý thuyết sẽ gồm 35 câu hỏi. Thời gian làm bài trong 22 phút. Thí sinh bắt buộc phải trả lời đúng ít nhất từ 32 câu trở lên
- Với hạng bằng C, bài thi lý thuyết gồm 40 câu hỏi, thời gian làm bài trong 24 phút. Đối với hạng C, số câu hỏi thí sinh phải trả lời đúng tối thiểu là 36/40 câu.
>>> Xem thêm: cách học lý thuyết lái xe B2, C, B1
1.4.2. Thi thực hành phần sa hình
Sau khi thi đạt bài thi lý thuyết, thí sinh sẽ đến với phần thi sa hình bằng B2, B1, C. Phần thi này thí sinh sẽ tự mình thực hiện trên xe có gắn chip chấm điểm tự động và hệ thống camera giám sát.
Có tất cả 11 bài thi (hạng B1, B2) và 10 bài thi (hạng C) mà học viên cần phải vượt qua
- Bài 1: Xuất phát
- Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
- Bài 3: Dừng xe ngang dốc và khởi hành
- Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc
- Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
- Bài 6: Qua đường vòng quanh co
- Bài 7: Ghép xe vào chuồng dọc
- Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua
- Bài 9: Tăng tốc và thay đổi số trên đường thẳng
- Bài 10: Ghép xe vào chuồng ngang (bằng C không có bài này)
- Bài 11: Kết thúc
Thời gian thực hiện là 18 phút. Với thang điểm 100, bạn cần đạt tối thiểu 80 điểm trở lên.
1.4.3. Thi thực hành phần đường trường
Theo quy trình thi bằng lái xe B1, B2, C thì sau khi thi đỗ phần thi lái xe trong sa hình, thí sinh đến với bài thi cuối cùng là thi đường trường B2, B1, C. Ở phần thi này, sát hạch viên sẽ trực tiếp ngồi cùng với thí sinh trên xe thi và đưa ra yêu cầu để thí sinh thực hiện thông qua thiết bị chuyên biệt.
Nội dung thi sát hạch lái xe đường trường bao gồm:
- Thực hành xuất phát
- Vào số, tăng tốc, tăng số trên đường thẳng
- Giảm số, giảm tốc trên đường thẳng
- Kết thúc
Tổng điểm của phần thi này cũng là 100, thí sinh cần đạt tối thiểu 80/100 điểm thì được tính là thi đỗ.
1.5. Bước 5: Thi đỗ và nhận bằng hoặc thi trượt và đăng ký thi lại
1.5.1. Thi đỗ và nhận bằng
Khi thi đỗ, thí sinh ký vào biên bản chứng nhận hoàn thành thi sát hạch và nhận giấy hẹn ngày trả bằng. Trên giấy hẹn sẽ ghi sau 7 ngày bạn sẽ nhận được bằng, tuy nhiên thời gian trên chỉ đúng nếu bạn đến trực tiếp sân sát hạch để lấy bằng. Còn nếu bạn đăng ký gửi bằng về tận nhà thông qua đường bưu điện, bạn vui lòng chờ thêm 2 – 3 ngày tuỳ từng đơn vị vận chuyển bạn nhé.
1.5.2. Thi trượt và đăng ký thi lại
Nếu không may thi trượt, bạn sẽ phải đăng ký thi lại. Cụ thể các trường hợp:
- Học viên trượt phần thi lý thuyết thì sẽ dừng phần thi sát hạch GPLX luôn. Sau đó chờ đăng ký và thi lại ở lần sau
- Nếu học viên thi đỗ phần thi lý thuyết mà trượt thực hành thì lần thi tới sẽ không phải thi lại phần thi lý thuyết nữa mà được thi thực hành ngay do kết quả thi sẽ được bảo lưu trong 1 năm.
Chi tiết bạn có thể xem tại: https://banglaixegiare.com/thi-lai-bang-b2-b1-c/
2. Điều kiện thi bằng B2, B1 và bằng C
2.1. Điều kiện về độ tuổi
Theo điều 60 tại Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về độ tuổi học lái xe ô tô như sau:
- Từ 18 tuổi trở lên thì bạn được học lái xe hạng B1, B2
- Từ 21 tuổi trở lên được học lái xe hạng C
2.2. Tiêu chuẩn về sức khoẻ
Điều kiện về mặt sức khoẻ thi bằng B1, B2, C quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT
- Sức khỏe tốt
- Không bị dị tật ở tay, chân; không mắc các bệnh về thần kinh
Những trường hợp không được thi bằng lái xe ô tô gồm có:
- Người bị rối loạn tâm thần cấp tính, hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa quá 24 tháng.
- Người bị rối loạn tâm thần mãn tính
- Người có thị lực dưới 5/10 (Thị lực được đo khi đeo kính)
- Người tật về mắt bao gồm quáng gà, bệnh chói sáng.
- Khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên
- Khuyết tật cụt 1 bàn chân trở lên
2.3. Điều kiện về trình độ học vấn
Về trình độ học vấn, người đăng ký thi bằng lái xe hạng B1, B2, C cần phải biết đọc và viết thành thạo. Còn đối với việc nâng hạng GPLX lên bằng D, hay bằng E thì mới cần phải tốt nghiệp cấp 2 trở lên.
3. Câu hỏi thường gặp về quy trình và điều kiện thi bằng lái xe ô tô
3.1. Không có bằng A1 có được thi B2?
Tại Mục 2 Điều 8 Thông tư Số 58/2015/TT – BGTVT ngày 20/10/2015 quy định cá nhân không có bằng lái xe máy A1 hay thậm chí không biết điều khiển xe máy vẫn được phép học và thi bằng lái xe ô tô B2, hoặc hạng B1 hay hạng C nếu như đạt đủ những điều kiện như trên.
3.2. Thi bằng lái ô tô có cần bằng cấp 3 không?
Như đã đề cập bên trên thì người học và thi bằng lái xe B1, B2, C không cần bằng cấp 3 mà chỉ cần phải biết đọc và viết thành thạo.
4. Video hướng dẫn phần thi sa hình thi bằng B2, B1 và bằng C
- Địa chỉ: số 252 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0963 862 683
- Website: https://banglaixegiare.com/
>>> Xem thêm: học lái xe bằng C